Ủy ban TVQH cho ý kiến về các dự thảo Luật

Sáng 15/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Căn cước và dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Về tên gọi của dự thảo Luật Căn cước và tên thẻ căn cước, có ý kiến cho rằng, trong thời gian vừa qua đã có nhiều thay đổi về hình thức, nội dung và tên gọi của thẻ căn cước, vì vậy, đề nghị cân nhắc về tên gọi của Luật.

Từ những vấn đề trên, Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhận thấy, việc điều chỉnh tên gọi là Luật Căn cước và thẻ căn cước là hoàn toàn phù hợp cả về phạm vi và đối tượng điều chỉnh của dự thảo Luật; đạt các mục đích quản lý và phục vụ nhân dân. Vì vậy, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho sử dụng tên gọi Luật Căn cước và thẻ căn cước như Chính phủ trình.

Về cấp, quản lý căn cước điện tử, có ý kiến nhất trí sự cần thiết quy định về căn cước điện tử trong dự thảo Luật. Có ý kiến đề nghị báo cáo thêm về vấn đề bảo mật của thẻ căn cước gắn chip vì dễ bị xâm nhập, theo dõi.

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, theo báo cáo của cơ quan soạn thảo, thẻ căn cước hiện nay được chế tạo bằng công nghệ tiên tiến, có khả năng bảo mật cao, chống lại việc làm giả thẻ. Trong chip điện tử trên thẻ căn cước có công nghệ xác thực thông qua đối sánh vân tay hoặc khuôn mặt nhằm xác thực chính xác chủ thẻ. Theo đó, khi một người sử dụng thiết bị đọc thông tin lưu trữ trong chip điện tử phải được sự đồng ý của chủ thẻ thông qua phương thức xác thực vân tay, khuôn mặt để được quyền truy cập và truy xuất dữ liệu.

Đối dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, Chính phủ đã có báo cáo đánh giá tác động về biên chế, kinh phí và điều kiện bảo đảm cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Theo đó, việc hình thành Tổ bảo vệ an ninh trật tự và dự tính kinh phí thì sẽ không tăng về số lượng người tham gia và không tăng về tổng kinh phí bảo đảm so với thực tiễn hiện nay. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thống nhất với đề nghị làm rõ lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chịu sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân cùng cấp và sự phân công, hướng dẫn, kiểm tra của Công an cấp xã.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết

user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 05/12, tiếp xúc với cử tri đơn vị bầu cử số bốn gồm quận Hoàng Mai và huyện Gia Lâm theo hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã thông tin về kết quả Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Tại phiên họp Hội đồng nhân dân thành phố sáng 5/12, Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Hữu Chính, cho biết; trong năm 2023, Toà án nhân dân thành phố đã xét xử vụ án "Chuyến bay giải cứu” với 54 bị cáo, bị xét xử về các tội: Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Môi giới hối lộ. Đây là vụ án rất lớn, phức tạp nhưng chỉ trong một tháng Tòa án nhân dân thành phố đã đưa ra xét xử; phiên tòa đã diễn ra đúng tinh thần tranh tụng công khai được dư luận đánh giá cao.

Với tinh thần đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm năm 2023 thành phố đã thực hiện và phát huy có hiệu quả chủ đề “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, khẳng định bước chuyển mới thực chất, hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, góp phần tích cực vào duy trì sự ổn định vĩ mô và động lực tăng trưởng chung cho nền kinh tế đất nước.

Sáng 4/12, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức điểm cầu trực tuyến về nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết hội nghị lần thứ XIII Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 13; Ủy viên ban thường vụ, Chủ tịch UBMT Tổ quốc Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương tham dự.

Sáng 4/12, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Lễ đón chính thức và hội đàm với Ngài Dato’ Seri Utama Haji Mohamad Bin Haji Hasan, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Malaysia, dẫn đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 03 - 05/12/2023.