Va vào đây, một chớm thu
Tôi hay gọi phố cổ là nơi mà người ta gặp nhau bằng cái chạm mặt gần gũi, là nơi hiếm thấy xe hơi 7 chỗ, nhưng độ rộng con đường lại tỷ lệ nghịch với chiều sâu của văn hóa Tràng An. Phố cổ cứ ẩn u trong cái chậm rãi của dòng chảy thời đại, làm mình bất giác thay đổi cái thênh thang vốn có, tự nguyện nép lại trong những con đường nhỏ mà mỗi ô gạch là hằng hà câu chuyện ký ức.
Tôi đến đây lần đầu khi xúc cảm ngây ngô mới vừa chớm nở, tới khi quay lại cũng là lúc mối tình lâu năm đã đặt dấu chấm tròn; dạo quanh một góc phố cổ, ăn tô miến ngan, nhâm nhi ly cà phê trứng, tự nhiên thấy lòng ấm lại chút đỉnh. Tôi và phố cứ đồng điệu trong sự da diết nhớ về cái đã là quá khứ. Trong thoáng chốc khi mùi hoa sữa nồng góc đường, chúng tôi như tìm được người bạn tri âm lâu năm bằng loại ngôn ngữ của sự thấu hiểu.
Phố cổ trầm mặc bên nhịp đời hối hả như từ xưa vẫn thế. Những mảng tường rêu xanh đứng chắn cạnh dãy nhà lụp xụp thấp. Lắm lúc người ta thấy phiền hà bởi suốt ngày lom khom dưới những cánh cửa nhỏ. Thế nhưng, lúa chín cúi đầu, đôi khi cái còn lại từ hành động có vẻ khó khăn này chính là cách trân trọng những giá trị đã qua, để kính cẩn ngắm nhìn những gì đang được tiếp nối.
Phố cổ giao hoà tuyệt đối giữa hai mảng màu có vẻ mâu thuẫn: tĩnh tại và ồn ã. Trong sự trầm lặng, vẫn vọng lên đâu đó âm thanh của sự sống.
Hơi thở nơi đây có lẽ nhờ những quán xá tấp nập mà rộn rã hơn. Hàng quán nép trong mái hiên, lắm nơi đặt vài ba cái bàn nhựa bên ngoài để tiện cho khách. Không hiếm để tìm gặp những quán ăn vài chục năm tuổi, cứ im lìm tồn tại bên lề sự biến thiên thời đại. Trải qua bao cái đổi thay mà mùi vị, cung cách vẫn chẳng gì sai khác, có chăng, là cảnh còn sừng sững mà người ngày xưa cũ đã lạc vào thiên thu mất rồi.
Khác với nhiều người thích sự thanh tao của Hà Nội, mỗi lần đến nơi này tôi lại ghiền ngắm cái hối hả bất chợt trong lòng Thủ đô nghìn năm tuổi. Chọn một quán nhỏ núp hẻm xì xụp tô miến ngan, ghé ngang Tạ Hiện uống vài cốc bia hơi rồi nghe tiếng hô hào cụng ly bàn bên hoặc đắm chìm trong giai điệu của vài ban nhạc đường phố, là cách tôi hòa mình cùng mảnh đất này.
Có lẽ, thay vì chỉ cất riêng một nét u tịch độc nhất, thì sự hoà trộn tưởng chừng trái ngược đó lại làm tôi mê đắm hơn, vòng vèo biết bao nơi cũng vẫn muốn quay lại dù chỉ trong một kỳ nghỉ ngắn ngủi. Hẳn rằng, phố cổ Hà Nội đang chứa điểm giao thoa của quá khứ và hiện tại, là nút chạm ký ức cho tuýp người lỡ cỡ như tôi, nửa sống ở sự xô bồ nửa nhoài lưng hoài niệm nét u trầm chậm rãi.
Dạo quanh những con đường Hà Nội, thấy lòng mình cũng thảnh thơi như cái phất nhẹ của hàng dương liễu cạnh bờ hồ. Thu Hà Nội khác với phương Nam. Nó se sẽ lạnh, trong trẻo nhưng cũng lắm mịt mờ sương. Thứ thời tiết làm người ta chợt muốn tìm ai đó kề cận, muốn xích lại gần giữa cái đất đã vốn chật hẹp. Và cũng bất chợt, muốn yêu thương và được yêu thương.
Trúc Nguyễn
Trọn niềm tin yêu với Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng; Ngàn lá cờ Tổ quốc vì Trường Sa thân yêu; Người dân háo hức tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế; Mỹ không kích các mục tiêu Houthi tại Yemen... là một số nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
Sáng 22/12, sương mù vẫn bao phủ khắp các con phố của Thủ đô cùng bầu trời nhiều mây, tạo nên một khung cảnh huyền bí và thơ mộng. Nhiệt độ dao động từ 12 đến 19 độ.
Giá gạo Việt Nam và gạo Ấn Độ giảm trên thị trường châu Á trong tuần qua; Hà Nội: Xử lý nghiêm cán bộ đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông; Căng thẳng tại Trung Đông: Israel bị cáo buộc tấn công bệnh viện ở Bắc Gaza; Lật phà ở Congo, khoảng 140 người thiệt mạng và mất tích;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin ngày hôm nay.
Bảo tàng ở mỗi quốc gia không chỉ giúp lưu giữ những giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc, nét tinh túy của nhân loại, mà còn tạo ra những giá trị vật chất cho nền kinh tế. Đồng thời, Bảo tàng còn có giá trị giáo dục lịch sử dân tộc, truyền thống, thẩm mỹ, nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển trí tuệ. Vì vậy cần có những cách để mọi người khi đến Hà Nội là nghĩ cần phải đi bảo tàng.
Từ những phiến đá thô sơ cho đến những công trình vững chãi, không chỉ là câu chuyện về một vật liệu thiên nhiên mà còn là hành trình tìm lại những ký ức, những dấu ấn của quá khứ còn vương vấn trên từng viên đá lỗ chỗ, từng ngôi nhà mang dấu tích của thời gian. Đó là đá ong, lặng thầm gắn bó với con người Hà Nội suốt hàng trăm năm qua.
Khi bước sang tuổi già, người cao tuổi không thể lao động và mọi khoản chi tiêu đều phụ thuộc vào lương hưu.
0