Vaccine Covid-19 của AstraZeneca có thể gây tác dụng phụ chết người?

Hãng dược phẩm AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận trong các tài liệu của tòa án rằng vaccine Covid-19 của họ có thể gây ra một tác dụng phụ hiếm gặp có thể dẫn đến đông máu và tử vong.

Đây là một bước ngoặt rõ ràng có thể dẫn tới việc AstraZeneca phải chịu khoản bồi thường trị giá hàng triệu bảng Anh. Gã khổng lồ dược phẩm đang bị kiện trong một vụ kiện tập thể với cáo buộc vaccine của họ, được phát triển cùng với Đại học Oxford, đã gây ra hàng chục trường hợp thương tích nghiêm trọng và tử vong.

Nhân viên làm việc tại dây chuyền lắp ráp của cơ sở sản xuất thuộc Công ty dược phẩm AstraZeneca ở Sodertalje, Thụy Điển ngày 8/2/2022.

Cuộc chiến pháp lý được khởi xướng bởi Jamie Scott, một ông bố hai con, người đã bị xuất hiện cục máu đông khiến anh bị tổn thương não không thể làm việc, sau khi được tiêm vaccine vào tháng 4 năm 2021, giữa đại dịch Covid-19. Khi đó, bệnh viện đã gọi cho vợ anh ba lần để thông báo rằng chồng cô sắp chết. Hiện, Jamie Scott đang yêu cầu bồi thường với tuyên bố rằng vaccine AstraZeneca “bị lỗi” và kém an toàn hơn dự kiến.

AstraZeneca đang phản đối các cáo buộc, nhưng đã chấp nhận, trong một tài liệu pháp lý đệ trình lên Tòa án Tối cao vào tháng 2, rằng vaccine Covid-19 của họ “trong những trường hợp rất hiếm có thể gây ra TTS”. TTS – viết tắt của huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu – khiến con người bị đông máu và số lượng tiểu cầu trong máu thấp. Đây là một tình trạng hiếm gặp, trong đó một người bị hình thành cục máu đông có thể làm giảm lưu lượng máu khi kết hợp với số lượng tiểu cầu thấp, gây khó khăn cho việc cầm máu. Các triệu chứng TTS bao gồm đau đầu dữ dội và đau bụng.

Tuy nhiên, theo AstraZeneca, TTS cũng có thể xảy ra trong trường hợp không có vắc xin AstraZeneca hoặc bất kỳ loại vắc xin nào.

AstraZeneca khẳng định dữ liệu hiện có cho thấy loại vaccine này có “hồ sơ an toàn có thể chấp nhận được” và “các cơ quan quản lý trên toàn thế giới luôn tuyên bố rằng lợi ích của việc tiêm chủng lớn hơn nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ tiềm ẩn cực kỳ hiếm gặp”.

Quang cảnh bên trong Oxford Biomedica, nơi sản xuất vắc xin AstraZeneca Covid, năm 2021

Hàng chục quốc gia phương Tây đã đình chỉ sử dụng vaccine của AstraZeneca vào mùa xuân năm 2021 vì lo ngại nó có thể khiến một số bệnh nhân hình thành cục máu đông. Vào thời điểm đó, người đứng đầu chiến lược vắc xin của Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA), Marco Cavaleri, nói rằng có mối liên hệ rõ ràng giữa việc tiêm vaccine AstraZeneca và cục máu đông trong não, nhưng vẫn khẳng định rằng lợi ích vẫn lớn hơn rủi ro.

Hiện, 51 đơn khiếu nại đã được đệ trình lên Tòa án Tối cao tại Anh, trong đó các nạn nhân và người thân của họ đòi bồi thường thiệt hại ước tính lên tới hơn 100 triệu bảng Anh.

Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế thế giới, vaccine ngừa virus Corona của AstraZeneca có hiệu quả 72%. Theo công ty, tính đến tháng 4 năm 2021, hơn 17 triệu người đã được tiêm loại vaccine này ở EU và Vương quốc Anh, và chỉ dưới 40 trường hợp mắc bệnh huyết khối được báo cáo.

AstraZeneca là công ty lớn thứ hai ở Anh, với vốn hóa trên thị trường chứng khoán trị giá hơn 170 tỷ bảng Anh. Giám đốc điều hành công ty, Sir Pascal Soriot, là ông chủ được trả lương cao nhất trong số các công ty FTSE 100, với thu nhập gần 19 triệu bảng./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội nghị Thượng đỉnh Liên đoàn Arab lần thứ 33 đã diễn ra tại thủ đô Manama của Bahrain. Chương trình nghị sự của hội nghị bao gồm nhiều vấn đề, ưu tiên hàng đầu là chấm dứt cuộc xung đột tại Dải Gaza và ủng hộ mong muốn chính đáng của người Palestine về một nhà nước Palestine độc lập và có chủ quyền.

Các nước Thái Bình Dương gần quần đảo New Caledonia kêu gọi các bên liên quan giảm căng thẳng tại vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp, cũng như hối thúc Chính phủ Pháp và chính đảng tại New Caledonia quay lại đàm phán.

Tổng thống Ukraine Zelensky vừa đến thành phố Kharkov, khi Nga tăng sức ép với phòng tuyến của Ukraine tại tỉnh biên giới Đông Bắc.

Lễ hội bánh bao đã diễn ra tưng bừng vào đêm qua tại đảo Trường Châu ở Hong Kong (Trung Quốc), thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách tới chiêm ngưỡng.

Các nhà khoa học Thái Lan đã thả thành công những chú rùa da tại vùng biển ngoài khơi đảo Phuket.

Phó Tổng Giám đốc Cơ quan biến đổi khí hậu và môi trường thuộc Chính phủ Thái Lan cho biết nước này có thể phải xem xét việc di dời thủ đô Bangkok do nước biển dâng. Nhiều dự báo cho thấy thủ đô Bangkok nằm ở vùng trũng, có nguy cơ bị nước biển nhấn chìm trước cuối thế kỷ này.