Vận chuyển nội địa Đức giảm do kinh tế trì trệ

Khối lượng vận chuyển hàng hoá qua đường sông nội địa Đức đã sụt giảm nghiêm trọng vào năm 2023, xuống mức thấp nhất kể từ năm 1990. Điều này khiến các chuyên gia lo ngại vì nền kinh tế Đức đang ở trong tình trạng suy giảm.

Theo dữ liệu do Văn phòng Thống kê Liên bang Đức công bố vào tháng 3, lượng hàng hóa trên các tuyến đường thủy quan trọng của Đức như sông Rhine và sông Danube đã giảm xuống mức thấp nhất vào năm 2023.

Ông Roberto Spranzi, Chủ tịch công ty DTG, cho biết khối lượng hàng hóa vận chuyển nội địa ở Đức năm ngoái đã giảm 5,9% so với năm 2022. Công ty này quản lý hơn 100 tàu chở hàng và hơn 7.000 nhân viên.

Lượng hàng hóa trên các tuyến đường thủy quan trọng của Đức như sông Rhine và sông Danube đã giảm xuống mức thấp nhất vào năm 2023.

Theo ông Roberto Spranzi, con số vận chuyển hàng hoá đã giảm từ 182 triệu tấn xuống còn 172 triệu tấn vào năm 2023 là do nhu cầu giảm khi nền kinh tế đang dần suy yếu.

Các tập đoàn công nghiệp lớn của Đức như BASF và Thyssenkrupp đều nằm dọc theo các con sông, minh chứng cho tầm quan trọng của các tuyến đường thủy nội địa trong việc vận chuyển hàng hóa số lượng lớn bao gồm than đá, thép và vật liệu xây dựng.

Con số vận chuyển hàng hoá đã giảm từ 182 triệu tấn xuống còn 172 triệu tấn vào năm 2023 là do nhu cầu giảm khi nền kinh tế đang dần suy yếu.
Khoảng 10% lượng hàng hóa của Đức được vận chuyển bằng đường thủy nội địa.

Ông Roberto Spranzi cho biết: "Từ góc độ kinh doanh, tình hình kinh tế ở Đức năm nay và năm sau không tốt lắm. Nền kinh tế năm nay khó tăng trưởng và phục hồi yếu trong năm tới. Hoạt động kinh doanh của chúng tôi có mối liên hệ chặt chẽ với sức mạnh nền kinh tế nói chung, cả xuất khẩu và nhập khẩu thông qua vận tải nội địa đều giảm đáng kể trong hai năm qua".

Khoảng 10% lượng hàng hóa của Đức được vận chuyển bằng đường thủy nội địa. Trong đó, than, quặng sắt, đá và đất chiếm 56,6%, còn các sản phẩm dầu mỏ chiếm 27,3%.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trước những thách thức của biến đổi khí hậu và áp lực phải tối ưu hóa chi phí trong sản xuất, các doanh nghiệp tại Việt Nam đang ngày càng chú trọng đến việc xanh hóa sản xuất. Đây không chỉ là một xu thế mà còn là yêu cầu tất yếu để hướng đến phát triển kinh tế bền vững.

Doanh thu sụt giảm mạnh, nhiều công ty con báo lỗ từ năm ngoái cho tới nay, lỗ lũy kế lên đến mức nghìn tỷ, nhiều khoản đầu tư có nguy cơ mất vốn - đó là thực trạng của Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Xi măng Vicem) được thanh tra Bộ Tài Chính công bố mới đây.

Theo thống kê, Việt Nam hiện có 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa, 9.000 chợ truyền thống, 54.008 doanh nghiệp bán lẻ và 208.995 doanh nghiệp bán buôn. Do đó, việc hỗ trợ chuyển đổi số bán buôn và bán lẻ không thể chậm trễ và cần đẩy mạnh theo hướng đưa toàn bộ hoạt động bán buôn, các doanh nghiệp, tạp hóa, cửa hàng bán lẻ từ môi trường thực lên môi trường số để tiếp cận khách hàng trên nhiều kênh số khác nhau, mang lại giá trị, hiệu quả cao hơn.

Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Hoa Kỳ, còn Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch thương mại 9 tháng năm nay đã vượt mốc 100 tỷ USD.

Giá Bitcoin tiến sát mốc 100.000 USD lần đầu tiên trong phiên 21/11. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng đột biến của Bitcoin xuất phát từ sự thay đổi sắp tới trong chính trường Mỹ, với việc Tổng thống đắc cử Donald Trump thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với tiền điện tử.

Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đang cần dòng vốn FDI xanh cho phát triển bền vững và chuyển đổi xanh. Mặc dù, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam được đánh giá là dồi dào, song để dẫn dòng vốn FDI xanh cần có chiến lược dịch chuyển dòng vốn.