Văn hoá nhường đường của lái xe Việt còn hạn chế

Hạ tầng, đường xá giao thông ở Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế nhưng góp phần lớn vào bức tranh giao thông ùn tắc và hỗn loạn vào các khung giờ cao điểm, đặc biệt là những ngày mưa như hôm nay thì phải nhắc đến ý thức và văn hóa giao thông chưa tốt của một bộ phận không nhỏ người điều khiển phương tiện giao thông.

Nhiều ngả đường của Hà Nội ùn tắc do mưa lớn

Cơn mưa kéo dài từ đêm đến sáng ngày 10/1 đã khiến nhiều tuyến đường tại Thủ đô Hà Nội tắc cứng vào giờ cao điểm sáng nay. Đặc biệt là các tuyến đường nội đô thuộc khu vực các quận Thanh Xuân, Đống Đa, Ba Đình, các phương tiện nhích từng mét trên đường.

Cơn mưa kéo dài từ đêm đến sáng ngày 10/1 đã khiến nhiều tuyến đường tại Thủ đô Hà Nội tắc cứng vào giờ cao điểm sáng nay

Diễn biến giao thông này vẫn thường xảy ra ở Hà Nội vào những ngày mưa. Càng đến thời điểm gần tết nguyên đán thì không kể ngày mưa, những ngày thời tiết nắng ráo hiện tượng tắc đường vẫn diễn ra hết sức căng thẳng.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở khu vực Đông Bắc Bắc Bộ. Sáng ngày 10/1, trời mưa lớn và chuyển rét khiến các tuyến đường ở khắp các cửa ngõ Hà Nội đông đúc, ùn tắc. Người tham gia giao thông gặp khó khăn trong tình trạng sương mù, đường trơn, tầm nhìn hạn chế. Nhiều tuyến đường trên thủ đô như Vũ Phạm Hàm tắc cứng do mưa lớn, gây khó khăn cho người dân. Hay trên đoạn đường Tôn Thất Tùng, hầm chui Kim Liên, đoạn đường Dương Văn Bé, Trung Kính - Vũ Phạm Hàm, đường gom Đại lộ Thăng Long  cũng không tránh được cảnh ùn tắc kéo dài. Đoạn đường lên cầu Chương Dương các phương tiện di chuyển khó khăn. Do áp lực giao thông tăng cao, nên dọc đường Lê Văn Lương, các phương tiện đã phải di chuyển sang làn đường BRT nhưng vẫn di chuyển rất chậm.

Văn hoá nhường đường của lái xe Việt còn hạn chế

Nói về những ứng xử không tốt của nhiều người điều khiển phương tiện giao thông, ngoài chen lấn trên đường, còn là những hành động có thể gây nguy hiểm khác như: không nhường đường cho người đi bộ, và bấm còi vô tội vạ.

Nói về những ứng xử không tốt của nhiều người điều khiển phương tiện giao thông, ngoài chen lấn trên đường, còn là những hành động có thể gây nguy hiểm khác

Nhằm hỗ trợ và đảm bảo an toàn cho người đi bộ, sở giao thông vận tải Hà Nội đã lắp đặt một số nút ấn điều khiển dành cho người đi bộ qua đường để họ ra tín hiệu xin đường. Theo luật, các phương tiện phải nhường đường cho người đi bộ khi có tín hiệu này. Nhưng thực tế, chẳng mấy ai quan tâm. Với những người đã gần 80 tuổi như cụ ông này, cứ mỗi lần sang đường lại là một lần thót tim.

Hay mới đây, trên mạng xã hội đã lan truyền hình ảnh một xe khách đi vào làn khẩn cấp trên đường vành đai 3. Tài xế lái xe còn liên tục bấm còi bắt phương tiện đi đúng phía trước phải nhường đường.

Mạng xã hội đã lan truyền hình ảnh một xe khách đi vào làn khẩn cấp trên đường Vành đai 3

Còi vốn được coi là một thiết bị hỗ trợ lái xe xin đường, nhưng nhiều người lại sử dụng để đòi đường, cướp đường và dọa nạt. Liệu có phải đường đông mới phải bấm còi nhiều như vậy?

Bấm còi vô lối, thậm chí theo kiểu hung hãn đã gián tiếp gây ra nhiều vụ tai nạn thương tâm. Một người phụ nữ ở Lào Cai đã thiệt mạng vì ngã xe sau khi bị giật mình bởi tiếng còi của một chiếc xe tải lớn. Đáng tiếc, đây không phải trường hợp hy hữu.

Có người nói đùa rằng, khách Tây khi đến Việt Nam phải... học võ trước khi ra đường. Câu nói đó xuất phát từ nỗi sợ hãi của người ngoại quốc khi đi ra đường với khung cảnh và những tình huống rất lộn xộn, không theo pháp luật hay một logic nào khác.

Nhiều người cho rằng, hiện trạng này là do hạ tầng giao thông của nước ta còn nhiều hạn chế, không đồng bộ như các nước. Liệu điều này có đúng không?

Nhiều người cho rằng, hiện trạng nêu trên là do hạ tầng giao thông của nước ta còn nhiều hạn chế, không đồng bộ như các nước

Nhìn từ văn hóa giao thông các nước, có thể khắc phục, cải thiện được tình trạng ách tắc, hỗn loạn của bức tranh giao thông Hà Nội trong điều kiện hạ tầng như hiện nay bằng cách thay đổi ý thức, hành vi, ứng xử khi tham gia giao thông. Đường đông người dân cũng không cần vội, có thể đi sớm hơn một chút, để bình tĩnh một chút sẽ tốt hơn rất nhiều với việc vội vàng, và bức xúc trên đường.

Điển hình, vào thập niên 1970, Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ tử vong vì tai nạn giao thông rất cao. Giờ đây, quốc gia này tự hào khi trở thành một trong những nước có giao thông an toàn nhất thế giới. Ngoài việc phát triển hệ thống đường xá an toàn hơn, phát triển các phương tiện công cộng thì ý thức của người dân trong việc tuân thủ luật giao thông cũng đã góp phần đem lại hình ảnh đẹp về đất nước Nhật Bản

Khác với Việt Nam, người lái xe luôn đi bên phải thì tại Nhật Bản, mọi phương tiện đều di chuyển bên trái. Và ô tô của Nhật, ghế ngồi của tài xế được thiết kế bên phải để phù hợp. Người Nhật tuân thủ chặt chẽ các tín hiệu giao thông, do đó hầu như trên đường phố không có một bóng cảnh sát giao thông.

Ở Nhật, sẽ không thấy nhiều cảnh kẹt xe bởi vì người Nhật không bao giờ chạy nhanh vượt ẩu; không lạn lách chen lấn "điền vào chỗ trống". Còi xe tại Nhật cũng hầu như không có, chỉ trường hợp nguy hiểm có va chạm với xe khác họ mới bấm còi.

Đối với người đi bộ có lối đi riêng và luôn được ưu tiên nhiều nhất. Người đi bộ thường đi bên phải đường, nếu có vỉa hè thì phải đi trên vỉa hè. Các lái xe thường nhường lối và đảm bảo rằng mọi người đều lên lề an toàn thì mới tiếp tục di chuyển.

Xe đạp chỉ được sử dụng cho một người và di chuyển trong làn đường quy định, thường bên phải đường. Ban đêm hầu như không được phép đi xe đạp mà nếu bạn có đi thì phải bật đèn pha và đảm bảo an toàn.

Luôn phải tuân thủ theo các tín hiệu đèn báo khi tham gia giao thông ngay cả trong những trường hợp bạn đang rất vội vàng. Ở những nơi có vỉa hè thì người đi bộ luôn luôn phải đi trên vỉa hè. Đối với những nơi không có vỉa hè dành cho người đi bộ thì có thể di chuyển dưới lòng đường.  Không được di chuyển qua đường từ giữa những chiếc xe đang dừng hoặc đậu lại. Tất cả phương tiện giao thông đều phải nhường đường cho người đi bộ và đặc biệt là mọi người đều đảm bảo rằng người đi bộ sẽ an toàn đi trên vỉa hè thì họ mới được tiếp tục di chuyển.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 15/5, tại phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều ý kiến đã đề cập đến các giải pháp tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Hiện cả nước có 214 trung tâm đăng kiểm mở nhận lịch hẹn đăng kiểm trên app. Trong đó, Hà Nội có 24 đơn vị, Thành phố Hồ Chí Minh có 17 đơn vị.

Ngày 14/5, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết đã có văn bản kiến nghị Chính phủ lựa chọn phương án mở rộng cao tốc từ Thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Long Thành lên 10 làn xe.

Hệ thống cân tự động sẽ được lắp đặt trên tuyến cao tốc Bắc - Nam, dữ liệu từ các trạm cân được lực lượng chức năng dùng để xử phạt nguội hành vi chở quá tải.

Triển khai Kế hoạch số 172/KH-CAHN, Phòng Cảnh sát giao thông - CATP Hà Nội thành lập 5 tổ công tác liên quân, tập trung xử lý các vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến ùn tắc và tai nạn giao thông.

Sáng 15/5, Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Tại chương trình, Thành đoàn Hà Nội đã trao tặng “Giải thưởng 15 tháng 5” cho 11 thiếu nhi tiêu biểu.