Văn hóa Thủ đô là nguồn lực nội sinh cho phát triển

Hà Nội là trái tim của cả nước. Thủ đô Văn hiến - văn minh - hiện đại luôn là đích đến, khát vọng của các tầng lớp nhân dân Hà Nội. Trong nhiều nghị quyết, chương trình của Trung ương và thành phố Hà Nội, văn hóa đều được coi là nền tảng, động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển văn hóa được đặt ngang hàng với các lĩnh vực khác.

Hà Nội là nơi có lợi thế vượt trội về nguồn di sản văn hóa, xứng đáng là “Thành phố di sản” của cả nước. Hiện nay, thành phố có 5.922 di tích, trong đó 2.435 di tích được xếp hạng các cấp. Về hệ thống di sản văn hóa phi vật thể, Hà Nội là nơi lưu giữ một nguồn tài nguyên lớn về các giá trị văn hóa phi vật thể thể hiện đặc trưng văn hóa của người Tràng An - Kinh đô của cả nước trong nhiều thời kỳ lịch sử. Thành phố đã ghi nhận hơn 1.700 di sản văn hóa phi vật thể đã được nhận diện và kiểm kê, bảo tồn và phát huy giá trị. Hà Nội sở hữu hơn 1.300 làng nghề thủ công truyền thống kết tinh tài năng, sức sáng tạo của người dân Thủ đô trong việc sản xuất các sản phẩm văn hóa tinh tế, phục vụ nhu cầu của xã hội.

Nguồn lực văn hóa đồ sộ và phong phú chính là một lợi thế trong cạnh tranh phát triển, cần phải được đặt vào vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô nhằm phát huy sức mạnh của văn hóa và con người Thủ đô.Theo các chuyên gia, thể chế, chính sách phát huy các nguồn lực văn hóa để phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Hà Nội có vai trò hết sức quan trọng để giải phóng tiềm năng của các nguồn lực văn hóa hiện nay.

Cùng với chiều dài thời gian, mạch nguồn văn hoá Hà Nội luôn được tiếp nối, phát triển và mang theo những khát vọng mới. Với những di sản văn hóa vô cùng phong phú, Hà Nội có dư địa lớn để phát huy nguồn lực văn hóa sẵn có, làm nên một thành phố sáng tạo phát triển bền vững. Vì vậy, nguồn lực văn hóa trở thành nguồn lực đặc biệt, khơi dậy, thúc đẩy các nguồn lực khác, tạo sức mạnh tổng hợp trong phát triển bền vững đất nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tình trạng rác thải bừa bãi bốc mùi xú uế tại ngõ 252 phố Ngọc Thụy đã diễn ra lâu ngày, hiện vẫn chưa được xử lý.

Do sự buông lỏng quản lý, công viên Hồ Cần thuộc phường Vĩnh Tuy hiện đang bị các hộ dân lấn chiếm để mở quán bán hàng, trồng rau hay đổ rác, gây mất vệ sinh môi trường và làm xấu cảnh quan đô thị.

Với gần 200 cuộc ra quân trong hơn một năm hoạt động, nhóm Hà Nội Xanh đã trả lại màu xanh cho gần 100 con sông tại Hà Nội. Dự án không chỉ hướng tới một Hà Nội "xanh, sạch, đẹp", mà còn lan tỏa thông điệp “chúng ta hãy chung tay tạo một môi trường lành mạnh, đáng sống”.

UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) vừa khai trương điểm dịch vụ, du lịch văn hóa và giới thiệu nghề truyền thống làm giấy dó của vùng Bưởi xưa tại địa chỉ số 189, phố Trích Sài (phường Bưởi, quận Tây Hồ).

Sáng nay (14/5), Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp với Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Thành phố tổ chức triển khai công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024 tới các xã, phường, thị trấn.

Sáng nay (14/5), Thành ủy, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã trang trọng tổ chức Hội nghị gặp mặt chuyên gia, nhà khoa học nhân dịp kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5.