TP.Hà Nội26.2°C / 37.1°C

XU HƯỚNG
Điều hòa
Thi tốt nghiệp THPT
Xung đột Nga - Ukraine

TP.Hà Nội

26.2°C / 37.1°C

Di sản văn hóa phi vật thể có sự gắn bó chặt chẽ với đời sống tinh thần của cộng đồng làng xã. Trong khi nhiều di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một thì không ít di sản được phục hồi và phát huy từ nhiệt huyết, trách nhiệm của chính người dân tại địa phương có di sản. Câu chuyện sau đây là một minh chứng.

Bảo tàng Lịch sử quốc gia vừa khai mạc Trưng bày chuyên đề "Gốm cổ Bát Tràng" nhằm giới thiệu tới công chúng bộ sưu tập hiện vật độc đáo, đặc sắc từ thế kỷ thứ 14 đến thế kỷ 20.

Tại Hà Nội, nhiều “địa chỉ đỏ” đã trở thành di sản của thành phố, nơi lưu dấu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dừng chân, sống và làm việc. Di tích quốc gia - địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại nhà cụ Nguyễn Thị An (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) như một minh chứng về tình yêu cách mạng, tin yêu Đảng và Bác Hồ của người dân Phú Thượng nói riêng, người dân Hà Nội và cả nước nói chung.

Thập Tam Trại là tên gọi dân gian để chỉ vùng đất phía Tây kinh thành Thăng Long xưa. Vùng đất này nay thuộc địa phận quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Lễ hội kỷ niệm 980 năm Thập Tam Trại năm nay diễn ra với nhiều hoạt động như biểu diễn trống hội, biểu diễn tích Thập Tam Trại, múa rồng và đặc biệt là nghi thức rước của Thập Tam Trại.

Đền Đồng Cổ thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ ra đời từ năm 1028 thời nhà Lý, gắn liền với hội thề “Trung hiếu” độc đáo và đặc sắc của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Mỗi dịp lễ hội đền Đồng Cổ được tổ chức vào ngày mùng 4/4 âm lịch hằng năm, được nhân dân tái hiện lại hội thề năm xưa.

UBND huyện Phúc Thọ (Hà Nội) vừa tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Đình Hạ Hiệp, xã Liên Hiệp. Đây là Di tích Quốc gia đặc biệt thứ 3 của huyện Phúc Thọ, sau Đền Hát Môn, xã Hát Môn và Đình Tường Phiêu, xã Tích Giang.

Để những ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5 sắp tới thêm ý nghĩa, mời quý vị cùng đến một địa điểm nổi tiếng và là biểu tượng kiên cường bất khuất của những người Việt Nam yêu nước - Nhà tù Hỏa Lò.

Trải qua hơn 1000 năm lịch sử, trải qua nhiều triều đại nối tiếp dựng xây, Hoàng thành Thăng Long mãi trở thành biểu tượng của Thủ đô nghìn năm văn hiến, là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Tối 21/4, tại xã Sài Sơn, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc Oai tổ chức lễ khai mạc chương trình “Hành trình du lịch văn hóa lịch sử và công bố quyết định công nhận điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy”.

Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam nằm trong Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy thuộc huyện Quốc Oai, Hà Nội. Chính hội chùa Thầy là vào ngày 7 tháng Ba âm lịch, thế nhưng ngay từ đầu năm, du khách thập phương đã đến lễ Phật, vãn cảnh chùa Thầy để được đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, non nước hữu tình, chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc độc đáo của các công trình cổ kính trong ngôi chùa này.

Là một trong 7 di tích quốc gia đặc biệt vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận, Di tích Kiến trúc nghệ thuật Đình Hạ Hiệp là một trong số những ngôi đình nổi tiếng của huyện Phúc Thọ, Hà Nội và cũng là một công trình có giá trị tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc đình làng Việt Nam.

Iraq đã từng trải qua nhiều thăng trầm, biến động của lịch sử nhưng vẫn lưu giữ nhiều tinh hoa văn hóa có giá trị đối với nhân loại, trải dài trên nhiều lĩnh vực từ tri thức, tôn giáo, đến kiến trúc, ẩm thực... Trong những năm gần đây, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) và nhiều tổ chức quốc tế đã có những nỗ lực lớn nhằm tái thiết lại các công trình di sản tại Iraq đã bị tàn phá, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa quốc gia cho những thế hệ mai sau.

Sử dụng công nghệ hình ảnh 360° hiện đại kết hợp các video clip, âm thanh và hình ảnh 2D, chỉ cần thao tác “Quét mã” QR đơn giản khách du lịch sẽ có được những thông tin đầy đủ, chi tiết về di tích lịch sử Thủ đô. Đây là công trình “Số hóa các di tích” đang được các cơ sở Đoàn thanh niên trên địa bàn Thủ đô thực hiện rộng rãi.