Hoàn thành đăng ký để trải nghiệm Hanoitv.vn
TP.Hà Nội
17°C / 21.7°C
Thủ đô Hà Nội là "vùng đất trăm nghề", hội tụ trên 1.350 làng nghề và làng có nghề, lớn nhất cả nước. Điều đặc biệt ở các làng nghề này đó chính là nhiều mẫu mã sản phẩm đã được các nghệ nhân không ngừng sáng tạo, giữ nét văn hóa truyền thống nhưng rất phù hợp với nhu cầu thị trường.
Ở làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội, không ai là không biết đến chị Tạ Thu Hương - nghệ nhân làm nón truyền thống nổi tiếng. Chị bén duyên với nghề nhờ tình yêu dành cho những chiếc nón truyền thống. Đến nay, những chiếc nón của chị không chỉ được bày bán ở thị trường trong nước, mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.
Thủ đô Hà Nội - mảnh đất trăm nghề có bề dày văn hóa lịch sử và cả những làng nghề truyền thống mà gần như ai sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Hà Thành cũng đều biết đến. Để giữ lửa làng nghề, không ít phụ nữ Thủ đô vẫn miệt mài tìm cách nối nghiệp cha ông, khởi nghiệp từ làng nghề nơi họ sinh ra. Cùng với sự hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội, nhiều chị em đã khởi nghiệp thành công tại các làng nghề, góp phần bảo tồn, phát triển nghề truyền thống.
Làng lụa Vạn Phúc tồn tại hơn một nghìn năm qua, là một trong những làng lụa dệt tơ tằm nổi tiếng nhất Việt Nam. Vừa qua, nghề dệt lụa Vạn Phúc đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Họa sĩ Nguyễn Trường Linh cũng được biết đến là một người cực nghiêm khắc với chính bản thân về hội họa, anh miệt mài sáng tác, vận dụng kỹ thuật chế tác sơn mài truyền thống, gửi gắm trong đó những tâm tư, tình cảm, những cảm xúc khi lắng đọng, lúc thăng hoa qua gam màu huyền kỳ, ảo diệu mà anh khám phá được trong nghệ thuật sơn mài. Với Trường Linh dù ở vai trò nào thì niềm đam mê với dòng tranh sơn mài của anh không bao giờ vơi cạn, anh đã từng chia sẻ "Sơn mài là cuộc đời tôi".
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km, làng Xuân La, xã Phượng Dực (Phú Xuyên, Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng về nghề truyền thống nặn tò he với tuổi đời lên tới gần 300 năm. Qua các thế hệ, nghề được lưu giữ lại theo hình thức cha truyền con nối. Trải qua thăng trầm của cuộc sống, nghề nặn tò he tưởng chừng bị mai một, thì nay trên quê hương Xuân La, nghề nặn tò he lại đang hồi sinh và phát triển.
Là một làng nhỏ nằm ven bờ sông Nhuệ, thuộc xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, Chuôn Ngọ nổi tiếng với nghề khảm trai có truyền thống từ lâu đời. Theo thần phả đình làng Chuôn Ngọ, nghề khảm trai có ở Chuyên Mỹ từ rất sớm, khoảng thế kỷ XI - XIII do ông Trương Công Thành, một vị tướng đời Lý (1009 - 1225) gây dựng nên. Ông được dân làng suy tôn là ông tổ nghề và hiện nay ở đình làng vẫn thờ ông.
Năm 2010, xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất được thành phố Hà Nội chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới và hoàn thành năm 2013. Năm 2020, địa phương này tiếp tục hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao. Năm 2022, Đại Đồng là xã đầu tiên của huyện Thạch Thất hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trên 2 lĩnh vực y tế và văn hóa.
Để các làng nghề truyền thống vừa tạo giá trị kinh tế lại thu hút khách du lịch có công sức không nhỏ của các nghệ nhân, thợ trẻ. Bằng tình yêu và niềm tự hào, họ đang tìm cách thổi những làn gió mới cho nghề truyền thống của cha ông.
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km về phía Nam, xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, có một nghề truyền thống vô cùng độc đáo, đó là nghề đan cỏ tế. Là một loại cây họ dương xỉ mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, từ cây cỏ tế, người thợ Phú Túc với đôi bàn tay khéo léo, tài hoa đã tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng như: rổ, rá, tủ, bàn, ghế, khung ảnh, lọ hoa, lẵng quả…
Làng Tế Tiêu (xã Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức) là ngôi làng duy nhất ở Hà Nội còn bảo lưu được cả múa rối cạn và rối nước, nhưng nổi tiếng hơn cả là loại hình nghệ thuật rối cạn đặc sắc. Nếu các phường rối cạn ở những địa phương khác chuyên diễn các tích chèo cổ, thì ở phường rối Tế Tiêu lại có rối tuồng, diễn các tích tuồng cổ. Hiện nay, phường rối Tế Tiêu lưu giữ hơn 100 tích trò, trong đó, có hơn 20 tích trò là rối tuồng cha ông để lại như: Thoát Hoan chui ống đồng, Thạch Sanh chém trăn tinh, Thánh Gióng đánh giặc Ân...
Làng Hạ Thái, thuộc xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội, là nơi được biết đến với nghề làm sơn mài độc đáo mà ít nơi nào có được. Những năm gần đây, làng sơn mài Hạ Thái đã và đang nỗ lực tìm hướng đi để vừa bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, vừa tăng thu nhập cho người dân.
Với khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, những nông dân trẻ thế hệ mới đã biết áp dụng công nghệ để tăng năng suất, tăng thu nhập, nhờ vậy mà nhiều người trở thành tỷ phú ngay trên những thửa ruộng của mình.