Hoàn thành đăng ký để trải nghiệm Hanoitv.vn
TP.Hà Nội
17°C / 21.7°C
Nghề nuôi tằm dệt lụa của Việt Nam có truyền thống hàng nghìn năm lịch sử. Nhằm tạo cơ hội quảng bá nghề truyền thống của dân tộc và tăng cường giao lưu văn hóa, Bộ Ngoại giao cùng Nhóm Phụ nữ cộng đồng ASEAN tại Hà Nội đã tổ chức buổi trải nghiệm "Theo dấu tằm tơ" cho các cán bộ ngoại giao và phu nhân Đại sứ tại Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương.
Báo Kinh tế và Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) vừa phát động cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” lần thứ 3 tại Hà Nội.
Từng là một chiến sỹ bị địch bắt tù đày, đến khi trở về với cuộc sống đời thường, ông Lâm Văn Bảng ở xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã dành trọn tâm huyết xây dựng Bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày ngay chính trong khuôn viên gia đình. Bảo tàng tư nhân của ông trở thành địa chỉ đỏ được nhiều người đến thăm. Đây là nơi tri ân các anh hùng liệt sĩ và lưu giữ những hiện vật lịch sử nhằm giáo dục truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" cho thế hệ mai sau.
Trong khuôn khổ Hội thảo Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", Ban tổ chức ra mắt không gian trưng bày các giá trị, sản phẩm văn hóa tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội.
"Chèo 48h - Tôi chèo về quê hương" là một dự án xã hội nhằm đưa các bạn trẻ đến với các loại hình văn hóa dân tộc đặc sắc, thông qua hoạt động tương tác hấp dẫn, mới lạ, hòa hợp giữa dân gian và hiện đại. Trong đó phải kể đến sự kiện “Xẩm trong phố” diễn ra giữa lòng phố cổ vào mỗi dịp cuối tuần - được coi là hơi thở di sản trong lòng phố.
Ngày Quốc tế Hạnh phúc là ngày 20/3 hàng năm, bắt đầu từ năm 2013. Ngày được kỷ niệm và phát triển với ý tưởng của chuyên gia Liên hợp quốc Jayme Illien nhằm tôn vinh, nâng cao hạnh phúc trên toàn cầu.
Từ ngày 19/3, Thông tư số 04 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội bắt đầu có hiệu lực.
Hà Nội có lợi thế rất lớn trong việc đưa văn hóa thành nguồn lực phát triển. Để hiệu quả thì trước tiên là từng địa phương cần coi trọng việc bảo tồn, gìn giữ các di sản văn hóa và phát triển giá trị văn hóa tiềm năng đó trong thực tiễn đời sống.
Kỷ niệm 50 năm Ngày chiến thắng trở về của các chiến sỹ cách mạng bị địch bắt, tù đày (3/1973 - 3/2023); 48 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023), sáng 19/3 tại khu vực không gian văn hoá Đền bà Kiệu - Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề "Phút hồi sinh". Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong tới dự và cắt băng khai mạc triển lãm.
Ở giữa sa mạc khô cằn Al Ula ở phía Tây Bắc Ả-Rập Xê-út, một cuộc đua lạc đà quốc tế với tổng giải thưởng hơn 21 triệu USD được tổ chức. Đây là cuộc đua được cho là lớn nhất và tốn kém nhất trong khu vực.
Quận Hoàn Kiếm được xếp hạng là vùng đô thị di sản, với hơn 190 di tích văn hóa lịch sử, di tích cách mạng cùng nhiều khu phố cổ, khu phố cũ. Vì vậy, trong những năm qua, Hoàn Kiếm nổi lên như mô hình điểm về bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa, gắn liền với lịch sử nghìn năm văn hiến của Thăng Long - Hà Nội.
Hoàng thành Thăng Long - Di sản văn hóa thế giới, địa chỉ du lịch hàng đầu của Thủ đô, đã được UNESCO công nhận và vinh danh xứng tầm thế giới. Hoàng thành Thăng Long là điểm nhấn nổi bật, là minh chứng điển hình trong những bước đi đúng đắn của Thành phố Hà Nội nhằm bảo tồn di sản hài hòa trong đời sống hiện đại; đồng thời phát huy giá trị di sản để phát triển công nghiệp văn hóa, thúc đẩy du lịch.
Chuyên trang hướng dẫn du lịch Frommer's (Mỹ) đã chia sẻ 4 trải nghiệm du lịch bằng thuyền tuyệt vời nhất Đông Nam Á, trong đó có 2 hành trình ở Việt Nam là tuyến du lịch trên sông Hồng và Vịnh Hạ Long.