Vận mệnh Syria sẽ đi về đâu?
Vào những ngày cuối năm, thế giới có thêm sự kiện nổi bật là phe nổi dậy lật đổ được chính phủ ở Syria rất bất ngờ và nhanh chóng. Bất ngờ khi lực lượng Hay'at Tahrir al-Scham (HTS) tiến hành những chiến dịch quân sự ở Syria và chỉ sau hơn 10 ngày đã tiến vào được thủ đô Damascus. Quân đội chính phủ của Tổng thống Syria Bashir al-Assad và Nga đều không có hành động đối phó đáng kể nào. Triều đại nhà Assad tồn tại 54 năm qua ở Syria bị xoá sổ một cách lãng xẹt. Syria giờ xếp chung hàng với Iraq và Libya.
Diễn biến xảy ra ở Syria có nguyên nhân chính trước hết và trực tiếp ở sự buông bỏ của Nga. Hồi năm 2015, Nga bất ngờ can dự quân sự trực tiếp vào cuộc nội chiến ở Syria, giải cứu chính thể của ông Assad và làm phá sản mưu toan của các lực lượng chống chính phủ được Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước phương Tây hậu thuẫn dùng gia tăng nội chiến để lật đổ ông Assad.
Nga quá chủ quan và xao nhãng sau khi cơ bản bình ổn được tình hình ở Syria và ông Assad đã quá yên tâm, tin tưởng vào sự bảo hộ an ninh của Nga. Nga bị níu chân và phải tập trung cao độ, ưu tiên hàng đầu cho cuộc chiến tranh ở Ukraine và đối địch phương Tây. Nga không còn kịp xoay xở ở Syria, thậm chí không còn có đủ nguồn lực về quân sự để xoay chuyển tình thế ở Syria như đã làm thành công hồi năm 2015.
Những đồng minh của Syria trong khu vực đều gặp khó khăn riêng. Hamas và Hezbollah bị Israel làm cho suy yếu. Iran phải trực tiếp đối đầu Israel nhiều hơn. Trong những năm vừa qua, Nga và chính quyền của ông Assad đã không tận dụng cơ hội để giải quyết dứt điểm cuộc nội chiến để tăng cường thực lực quân sự và thu phục lòng dân ở Syria, không tập trung giải quyết tận gốc rễ những vấn đề đặt ra.
Nguyên nhân thứ ba, không thể loại trừ Mỹ cùng đồng minh và Thổ Nhĩ Kỳ chống lưng cho HTS tận dụng thời cơ lật đổ ông Assad và đẩy Nga, Iran và Iraq ra khỏi Syria, gây khó khăn thêm cho Nga trong cuộc chiến tranh ở Ukraine.
Một điều đáng lo ngại hơn cả là Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã nhiều lần bày tỏ quan điểm trái ngược so với người tiền nhiệm Joe Biden về cách tiếp cận các cuộc xung đột bên ngoài lãnh thổ. Bình luận về các sự kiện ở Syria, ông Trump đã nói rõ rằng ông muốn tránh xa căng thẳng ở Syria sau khi lên nắm quyền vào tháng 1. Ông nhấn mạnh: "Đây không phải là cuộc chiến của Mỹ. Đừng dính líu vào nó" trong một bài đăng trên mạng xã hội Truth Social ngày 7/12.
Thiếu các biện pháp kiềm chế cứng rắn từ Mỹ, giới quan sát lo ngại các nhóm vũ trang bất mãn sẽ thực hiện nhiều hành động táo bạo hơn trong tương lai. Nói cách khác, cuộc nổi dậy suốt 13 năm chống lại chính quyền của ông Bashar al-Assad có thể đã kết thúc, nhưng nội chiến Syria vẫn còn phải đi một con đường dài mới tới điểm kết.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Nga của Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian, ngày 17/1, Nga và Iran đã ký Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện.
Ngày 17/1, Ủy ban Châu Âu (EC) cho biết đang đẩy mạnh cuộc điều tra đối với mạng xã hội X của tỷ phú Elon Musk, liên quan đến vi phạm các quy tắc của Liên minh châu Âu (EU) về kiểm duyệt nội dung.
Ngày 18/1, Malaysia đã khởi động vai trò Chủ tịch ASEAN 2025 với lễ khai mạc Hội nghị các quan chức cấp cao ASEAN, diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Langkawi.
Israel và lực lượng Hamas đang dần đạt được thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin tại dải Gaza, đánh dấu bước tiến quan trọng hướng đến chấm dứt cuộc xung đột kéo dài hơn 15 tháng.
Trong phiên giao dịch cuối tuần này, giá dầu thế giới giảm nhẹ nhưng vẫn ghi nhận tuần tăng thứ tư liên tiếp.
Mới đây, Quốc hội Hàn Quốc tiếp tục thông qua dự luật điều tra đặc biệt với Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol.
0