Vạn Phúc sẽ gia nhập mạng lưới nghề thủ công thế giới

Qua khảo sát của đoàn Hội đồng Thủ công thế giới, làng lụa Vạn Phúc, một trong những làng nghề dệt lụa nổi tiếng bậc nhất Việt Nam với hơn 1000 năm tuổi, được đánh giá đủ yếu tố để tham gia mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.

Trong nỗ lực bảo tồn và phát triển làng nghề, những nghệ nhân, thợ giỏi của làng nghề dệt lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) đã khéo léo kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm, Chủ cơ sở dệt lụa Triệu Văn Mão đã khôi phục thành công vân lụa cổ và độc đáo hơn nữa là dệt hoa trên lụa. Còn nghệ nhân Trần Thị Ngọc Lan đã nghiên cứu sản xuất ra loại sản phẩm lụa giảm nhàu, không phai, cải tiến kỹ thuật dệt chuyển dần sang tính chất sản xuất bán công nghiệp và đã trở thành một sản phẩm chiến lược, thúc đẩy sự phát triển của làng nghề.

Hiện nay, làng nghề Vạn Phúc có trên 70 loại lụa như: lụa vân, lụa sa, lụa hoa với nhiều chủng loại mẫu mã hoa văn và màu sắc khác nhau từ truyền thống đến hiện đại, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng.

Năm 2001, Vạn Phúc đã được cấp bằng công nhận “Làng nghề truyền thống dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc” và năm 2023, làng nghề dệt lụa Vạn Phúc được Bộ Văn hóa thể thao và du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Hội đồng Thủ công thế giới sẵn sàng phối hợp với Hà Nội để đưa các chuyên gia, doanh nghiệp, nghệ nhân thế giới đến giao lưu, trao đổi kinh nghiệm phát triển làng nghề với Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam vừa tái bản cuốn tiểu thuyết nổi tiếng, được đánh giá một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Mông Cổ mang tên “Sông Thami trong xanh”.

Đình Tự Nhiên ở huyện Thường Tín được xây dựng từ năm 1702. Đây là di tích lịch sử nổi tiếng được nhà nước xếp hạng bởi kiến trúc độc đáo gắn liền với truyền thuyết Tiên Dung, Chử Đồng Tử.

Trong bối cảnh nhiều hình thức giải trí mới lên ngôi, các sân khấu kịch buộc phải thay đổi để bắt kịp xu hướng và thu hút khán giả. Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, gần gũi và hấp dẫn hơn.

Hội Mỹ thuật TP.HCM đã tổ chức buổi triển lãm tranh của nhóm họa sĩ Ngẫu hứng Sài Gòn, mang đến cho công chúng những hình ảnh đa sắc màu về con người và cuộc sống qua góc nhìn mới mẻ của những người từng tham gia kháng chiến.

Tiếp nối thành công của triển lãm "Showcasing Vietnam Art" tại Kuwait, nơi Ngô Đức Hoàng giới thiệu vẻ đẹp của Việt Nam ra bạn bè quốc tế, "Hồn dó" tiếp tục khai thác chất liệu giấy dó truyền thống để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.