Vận tải công cộng: chỉ trợ giá là chưa đủ

Vận tải công cộng mới đáp ứng khoảng 19,5% nhu cầu đi lại của người dân, trong khi mục tiêu Hà Nội đặt ra đến năm 2024, tỷ lệ này phải đạt 22-25% và tối thiểu là 30% vào năm 2025.

Mỗi năm, thành phố Hà Nội đang trợ giá hàng nghìn tỷ đồng cho phương tiện công cộng, riêng xe buýt khoảng gần 3000 tỷ đồng, chưa kể đường sắt đô thị.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc trợ giá chỉ giúp về mặt tài chính chứ không giúp rút ngắn thời gian và đem đến sự thuận tiện cho hành khách đi lại. Do đó, quan trọng nhất vẫn là phải ưu tiên hạ tầng, như có làn đường dành riêng cho xe buýt để rút ngắn thời gian đi lại, đảm bảo tiêu chí nhanh - đúng giờ.

Thứ hai là cần có giải pháp bảo đảm lối đi bộ an toàn cho người dân di chuyển đến trạm xe buýt và nhà ga đường sắt đô thị.

Thứ ba là cần có giải pháp để kết nối thuận lợi hơn nữa giữa các loại hình phương tiện công cộng, đặc biệt là việc kết nối giữa hai tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội với nhau. Có như vậy mới có thể đáp ứng được mục tiêu đề ra.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 2/10, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai và các đại biểu Quốc hội đã thăm, tặng quà người dân chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại huyện Đan Phượng và thăm công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Sóc Sơn.

Chiều 2/10, Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Giám đốc Công an thành phố đã đến thăm và tặng quà các cựu chiến binh từng trực tiếp tham gia giải phóng Thủ đô.

Sáng 2/10, buổi diễn tập thực binh bắn chiến đấu trong khuôn khổ diễn tập khu vực phòng thủ thành phố Hà Nội năm 2024 đã được tổ chức đồng thời tại ba địa điểm của Hà Nội và một địa điểm tại Bắc Giang.

Về nhiệm vụ quý IV/2024, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cho biết Ban Tổ chức Thành ủy sẽ tích cực tham mưu công tác chỉ đạo Đại hội Đảng các cấp; tiếp tục rà soát công tác quy hoạch nhân sự cho nhiệm kỳ tới.

Chủ trì Phiên họp lần thứ 5 Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 vào sáng 2/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách huy động nguồn lực, nhất là hợp tác công - tư để phát triển xanh.

Thủ tướng đặt ra nhiệm vụ sắp tới, mỗi người dân phải được sở hữu riêng một sổ sức khỏe điện tử, một bệnh án điện tử.