Vận tải khách công cộng hướng tới văn minh, hiện đại

Từ tàu điện leng keng, nay Thủ đô đã có đường sắt đô thị; từ những tuyến buýt nội thành, nay xe buýt đã kết nối đến 30 quận, huyện, thị xã, từ thành thị cho đến nông thôn, vùng sâu vùng xa…

Ngày 6/11/2021, Hà Nội chính thức đưa tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông vào vận hành, trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước có tuyến đường sắt đô thị trên cao, khởi đầu cho kỷ nguyên mới của vận tải công cộng nhanh, khối lớn, hiện đại, văn minh, thân thiện với môi trường.

Chị Trần Thị Thanh Trà (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) chia sẻ: “Tại những nơi mình từng đi qua không có tàu điện để mình trải nhiệm. Bởi vậy, khi bây giờ được trải nhiệm tàu điện mình thấy rất lạ, tiện ích, an toàn và nhanh. Mình thường lựa chọn tàu điện Cát Linh – Hà Đông để di chuyển mỗi ngày”.

Sau gần ba năm vận hành, mỗi ngày, tuyến đường sắt trên cao số 2A Cát Linh - Hà Đông đón hơn 35 nghìn lượt khách. Nhiều người đã thay đổi thói quen sử dụng phương tiện cá nhân, lựa chọn tuyến metro làm phương tiện di chuyển chủ yếu.

Ngày 8/8/2024, Hà Nội tiếp tục đưa vào vận hành 8,5 km tuyến đường sắt đô thị thứ hai, minh chứng cho quyết tâm của chính quyền trong việc thay đổi diện mạo giao thông đô thị.

Với các đô thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, giao thông công cộng ngày càng có vai trò quan trọng, là trục xương sống của mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông. Ngoài 10 tuyến đường sắt đô thị đã được phê duyệt tại quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô, Hà Nội tiếp tục đề xuất bổ sung đầu tư xây dựng thêm 5 tuyến mới vào giai đoạn từ sau năm 2035 – 2045.

Theo Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội, hiện có 34 tuyến buýt kết nối với đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông.

Phát huy đúng vai trò chủ lực trong hệ thống vận tải công cộng, xe buýt có nhiệm vụ thu gom, vận chuyển hành khách. Thống kê từ Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội, hiện có 34 tuyến buýt kết nối với đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông; 36 tuyến buýt kết nối với đường sắt đô thị số 3 đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy. Giữa hai tuyến đường sắt này có 13 tuyến xe buýt kết nối.

Trong đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh của Hà Nội, thành phố đặt mục tiêu đến năm 2030 đạt khoảng 70 - 90% và đến năm 2035 đạt 100%.

Bà Trần Thị Phương Thả, Phó Giám đốc Trung tâm quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội, cho biết: “Chính phủ cũng đã có những chủ trương chuyển đổi dần, không sử dụng những xe tiêu thụ năng lượng diesel nhằm giảm ô nhiễm môi trường và đồng thời khi xe sử dụng năng lượng xanh chất lượng vận hành sẽ tốt hơn".

Phát triển giao thông để phát triển xã hội, đó là mục tiêu mà Hà Nội đã và luôn hướng tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau một tháng ra quân (từ ngày 15/10 - 14/11), các Tổ công tác 141 - Công an thành phố đã phát hiện 83 vụ việc, 93 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự, bàn giao cho các đơn vị chức năng điều tra, giải quyết theo quy định.

Với 87,89% số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Sáng 23/11, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập. Đây là đoàn luật sư được thành lập sớm nhất trong cả nước và đã luôn đồng hành cùng Thủ đô trong suốt quá trình xây dựng và phát triển.

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm khai trương phố đi bộ Hồ Gươm, chúng ta cùng nhìn lại hành trình bảo tồn và phát huy những giá trị di sản quý báu của Thủ đô. Đây không chỉ là câu chuyện về quá khứ với những dấu ấn lịch sử, mà còn là lời mời gọi khám phá vai trò của các không gian công cộng trong đời sống hiện đại.

Trong quá trình phát triển Thủ đô, di sản văn hóa vừa là nền tảng tinh thần và vật chất để xây dựng thành phố sáng tạo. Với quyết tâm và nỗ lực bền bỉ từ thành phố đến các điạ phương, đơn vị, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá ngày càng đạt kết quả tích cực, góp phần phát triển công nghiệp văn hoá.

Chỉ còn khoảng hơn một tháng nữa là bước sang năm 2025, dự báo thời điểm này nhu cầu hành khách đến bến xe đi lại sẽ gia tăng, kéo theo những vi phạm như: xe dừng đỗ đón trả khách sai quy định, chạy rùa bò… gây ùn tắc giao thông, khiến việc di chuyển của người dân gặp nhiều khó khăn.