Vẫn thiếu 10.000 đơn vị máu dự trữ cho Tết Nguyên đán
Trung bình mỗi tháng, Trung tâm Máu quốc gia (Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương) cần tiếp nhận được khoảng 40.000 - 42.000 đơn vị máu và 5.000 đơn vị tiểu cầu gạn tách. Thông tin từ Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, để bảo đảm nhu cầu máu cho cấp cứu và điều trị dịp Tết, Viện mong người dân đến tham gia hiến máu từ nay đến hết Tết Nguyên đán; đặc biệt là những người dân có nhóm máu O và nhóm máu A.
Chỉ tính riêng hai tháng đầu năm 2024, Viện đã cần tối thiểu 80.000 đơn vị máu để cung cấp cho hơn 180 cơ sở y tế tại 31 tỉnh/thành phố; trong đó đáng chú ý, nhóm O cần khoảng 40.000 đơn vị. Và dù đã lên kế hoạch chuẩn bị tiếp nhận máu từ trước, nhưng kết quả hiện tại đều đạt thấp hơn so với nhu cầu.
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên là những ngày gần đây thời tiết khắc nghiệt, rét đậm xảy ra ở nhiều nơi khiến nhiều điểm hiến máu không đạt được hiệu quả như dự kiến. Trong khi Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương vẫn đang tiếp tục "tiếp tế" 1.000 đơn vị máu mỗi tuần cho Cần Thơ và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Một số khu vực khác (như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) hiện cũng đang không đạt kết quả tiếp nhận máu theo kế hoạch và xin hỗ trợ từ Trung tâm Máu quốc gia.
Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã và đang nỗ lực tích cực để có thêm các lịch hiến máu trước Tết. Đồng thời chuyển vật tư để tiếp nhận máu tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và khu vực Tây Nam Bộ; sau đó chuyển máu ra Hà Nội để thực hiện xét nghiệm sàng lọc, điều chế máu và cung cấp ngược trở lại chế phẩm máu cho Tây Nam Bộ.
Dự kiến từ 30/1 đến 5/2, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương sẽ phối hợp tiếp nhận hơn 2.200 đơn vị máu tại TP Cần Thơ và các tỉnh: Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp.
Không chỉ tại Hà Nội, thực trạng thiếu máu do số người hiến máu giảm những ngày gần đây cũng xảy ra tại Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP. Hồ Chí Minh, đây là nơi đang cung cấp chế phẩm máu cho hơn 150 bệnh viện tại TP. Hồ Chí Minh và hỗ trợ cho các tỉnh Tây Nam Bộ.
Trong bối cảnh ngành y tế còn nhiều khó khăn như thiếu nhân lực, chưa đồng bộ ở các tuyến điều trị, việc ứng dụng công nghệ cao giúp rút ngắn thời gian khám chữa bệnh, tăng độ chính xác và nâng cao hiệu quả điều trị, tiết kiệm chi phí, giúp nhiều người bệnh có cơ hội được khám chữa bệnh ở giai đoạn sớm.
Thuốc lá chứa 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân gây nên 25 loại bệnh như: các bệnh ung thư, tim mạch, các bệnh về hô hấp và sinh sản. Sử dụng thuốc lá là một trong nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong sớm.
100% trạm y tế ở 10 tỉnh vùng cao, miền núi, khó khăn sẽ được triển khai khám, chữa bệnh từ xa thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.
Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.
0