Vẫn triển khai cabin ảo trong đào tạo bằng lái ôtô từ năm 2023

Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Cục Đường bộ về việc áp dụng cabin điện tử trong đào tạo, sát hạch lái xe.

Theo đó, Bộ GTVT không đồng ý với kiến nghị của Cục Đường bộ về việc lùi thời hạn áp dụng cabin điện tử mà giữ nguyên theo lộ trình đào tạo được quy định tại thông tư 04 của Bộ GTVT.

Cabin ảo. Ảnh: Hoàng Hiệp.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT đã có quyết định lựa chọn một đơn vị thử nghiệm cabin điện tử học lái xe ô tô, các nhà sản xuất sẽ có đủ thời gian đưa thiết bị đi thử nghiệm trước 1/1/2023.

Doanh nghiệp sản xuất cabin điện tử đưa sản phẩm đến đơn vị Bộ GTVT chỉ định thử nghiệm để được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn. Sau đó, Cục Đường bộ Việt Nam sẽ công bố doanh nghiệp có sản phẩm cabin điện tử hợp quy trên trang web. Cơ sở đào tạo căn cứ vào công bố này để trang bị cabin điện tử.

Trước đó, do chưa có đơn vị thử nghiệm cabin điện tử học lái ô tô, chưa có sản phẩm được chứng nhận phù hợp quy chuẩn đã được ban hành, Cục Đường bộ đã kiến nghị Bộ GTVT cho phép lùi thời gian đào tạo học viên trên thiết bị này sau ngày 1/1/2023. Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cũng kiến nghị lùi thời hạn do cần có thời gian kiểm định thiết bị và các trung tâm đào tạo đang gặp khó khăn nguồn tài chính.

Thông tư số 04 của Bộ GTVT quy định các trung tâm đào tạo phải đầu tư thiết bị cabin điện tử tập lái để học viên học từ ngày 1/1/2023.

Đây là quy định nhằm nâng cao kỹ năng và phản xạ trong điều kiện địa hình, cung đường, thời tiết, tình huống giao thông khác nhau cho học viên.

Học viên phải có tối thiểu 4 giờ thực hành các bài cơ bản như vận hành số xe, lên dốc, lái xe trên đường vuông góc, đường quanh co giống ở sa hình của bài thi sát hạch, cũng như làm quen với các tình huống trên địa hình đồi núi và đường cao tốc.

Cùng với quy định về quãng đường và thời gian thực hành thực tế trên đường, học viên phải đáp ứng đúng thời gian tối thiểu tập lái trên cabin mô phỏng mới đủ điều kiện tham dự đợt thi sát hạch cấp bằng lái ôtô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hơn 2.400 xe Cybertruck lại vừa bị gọi hồi xưởng do có khả năng gặp lỗi ở bộ biến tần khiến xe bất ngờ chết máy. Đây là lần thứ 6 trong năm nay mẫu xe này phải triệu hồi.

Gần 115.000 xe của Volkswagen sản xuất trước năm 2019 tại Mỹ vừa bị gọi hồi xưởng để sửa chữa do có nguy cơ nổ túi khí dù không xảy ra va chạm.

Cơ quan Quản lý An toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA) đã áp đặt khoản phạt dân sự lên tới 165 triệu USD đối với hãng xe Ford. Lý do là Ford đã trì hoãn việc triệu hồi hơn 600.000 chiếc xe ô tô có lỗi ở camera chiếu hậu.

Porsche được biết đến là một hãng xe hiệu suất cao đi kèm với đó là những trang bị an toàn. Tuy nhiên, mới đây hãng này cũng đã phải phát đi thông báo gọi sửa chữa hơn 1.800 xe tại Mỹ để khắc phục lỗi.

Vào cuối tháng 11 này, sự chú ý của những người đam mê mẫu xe này sẽ hướng đến Nevada, khi chiếc Mercedes-Benz 300 SL Gullwing cuối cùng được chế tạo được đem ra đấu giá.

Hãng xe Nhật Suzuki vừa cho ra mắt mẫu sedan hạng A Drize tại Ấn Độ, mẫu xe đầu tiên của Suzuki đạt tiêu chuẩn an toàn 5 sao của Global NCAP.