Vang mãi “Bài ca người giáo viên nhân dân”

Ngay từ khi mới ra đời, “Bài ca người giáo viên nhân dân” của nhạc sĩ Hoàng Vân đã được công chúng đón nhận, yêu mến và được coi là ca khúc của ngành sư phạm trong suốt hơn nửa thế kỷ qua. “Bài ca người giáo viên nhân dân” được lựa chọn làm ca khúc mở màn cho chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam do Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội và Bộ GD&ĐT phối hợp tổ chức tối ngày 19/11.

Cứ vào dịp tháng 11, ngày Nhà giáo Việt Nam, những lời ca rất đỗi quen thuộc: “Trên những nẻo đường của Tổ quốc xanh tươi, có những loài hoa thơm đậm đà sắc hương, có những bài ca nghe rạo rực lòng người. Bài ca ấy, loài hoa ấy đẹp như em, ngưsời giáo viên nhân dân” lại có dịp được cất lên như một lời tri ân gửi tới thầy, cô giáo – những người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa trong suốt thời gian qua. 

Cố nhạc sĩ Hoàng Vân là một nhạc sĩ có nhiều sáng tác nhất được chọn làm ca khúc truyền thống của các ngành, tỉnh, thành phố.

Sinh thời, nhạc sĩ Hoàng Vân từng chia sẻ, ông viết bài hát này vì muốn tôn vinh những thầy, cô giáo trẻ mới ra trường bước lên bục giảng. Họ tuy tuổi đời còn ít nhưng lại mang trong mình ước mơ cao đẹp – ước mơ “gánh con chữ”, mang tri thức tới những vùng xa xôi, hẻo lánh của Tổ quốc. Chính vì thế, “Bài ca người giáo viên nhân dân” có giai điệu trẻ trung, tươi mát và tiết tấu sôi nổi, vui tươi. Lời ca dung dị, chân thật như lời tự sự của tác giả nhưng vẫn giàu hình ảnh và đầy chất thơ: “Tâm hồn em tươi mát xanh như bóng lá bàng. Trái tim em đỏ nhiệt tình như hoa phượng vĩ”. Qua giai điệu và ca từ của ca khúc, người nghe như thấy hình ảnh một cô giáo trẻ “bên ánh đèn khuya thức thâu đêm” soạn giáo án, hay có lúc miệt mài “dưới chiến hào dân quân” vì độc lập tự do của Tổ Quốc.

Ca khúc "Bài ca người giáo viên nhân dân".

Theo lời kể của nhạc sĩ Nguyễn Đình San, “Bài ca người giáo viên nhân dân” được nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác vào những năm 1970. Ngành giáo dục khi ấy luôn kêu gọi giới nhạc sĩ sáng tác bài hát về một đề tài rất cần nhiều bài hay nhưng hiện đang thiếu. Dù không còn nhớ rõ ngày tháng sáng tác, nhưng khi ấy nhạc sĩ Hoàng Vân hoàn thành bài hát khá nhanh, viết một mạch chỉ trong vòng một vài giờ. Sau đó ca khúc cũng không phải chỉnh sửa nhiều. Không phải bài hát nào của ông cũng ra đời như thế. 

Ngày ấy, nhạc sĩ ở tuổi ngoài 40, ông thường có dịp đến một số trường học và hát bài này cho nhiều giáo viên, học sinh nghe. Ca khúc lập tức nhận được sự hưởng ứng của khán giả và được lan truyền trong giới sư phạm, trước khi chính thức được phát trên đài phát thanh. Đã nhiều năm qua đi, nhưng bài hát vẫn luôn trẻ mãi như tâm hồn của người giáo viên, được ngành giáo dục coi như “ngành ca”.

Các ca sĩ tham gia trong chương trình nghệ thuật "Tự hào người giáo viên nhân dân".

Được lựa chọn làm ca khúc mở màn cho chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, “Bài ca người giáo viên nhân dân” sẽ được hai giọng ca thính phòng hàng đầu Việt Nam hiện nay là nữ ca sĩ Lan Anh và nam ca sĩ Lê Anh Dũng thể hiện. Nữ giảng viên Lan Anh - một trong những ca sĩ dòng nhạc thính phòng hàng đầu của Việt Nam hiện là thạc sĩ âm nhạc. Cô từng giành 2 đề cử tại giải Cống hiến. Còn nam ca sĩ Lê Anh Dũng (sinh năm 1982) lại sở hữu giọng hát ngọt ngào, sâu lắng. Cả hai hứa hẹn sẽ có màn song ca ấn tượng để mở đầu cho chương trình nghệ thuật đặc biệt này. 

Chương trình “Tự hào người giáo viên nhân dân” do nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng dàn dựng, nhạc trưởng Đồng Quang Vinh cùng dàn nhạc Thu Hà Nội, Sơn Thạch band và biên đạo Mai Linh, Vũ đoàn Hà Nội trẻ tham gia biểu diễn. Chương trình sẽ được truyền hình trực tiếp vào 20h ngày 19/11 trên kênh H1, H2 và trên sóng phát thanh FM 90 cùng các nền tảng số của Đài PT&TH Hà Nội.

Trailer chương trình "Tự hào người giáo viên nhân dân"

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong những ngày này, đông đảo người dân, du khách và bạn bè quốc tế đã có mặt tại thành phố Điện Biên.

Sáng nay (6/5), Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa.

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.

Lịch sử Việt Nam có lượng thông tin lớn trong khi thời lượng giảng dạy trên trường, lớp khá ngắn, dẫn đến nhiều học sinh không hứng thú. Một số nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng Tiktok đã phát triển các video chia sẻ kiến thức lịch sử một cách thú vị.

Nghề sơn là một nghề cổ truyền của Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời. Từ thế kỷ XV - XVI, sơn mài đã đạt được những thành tựu nhất định trong kỹ thuật pha chế sơn, trong đó sơn ta là nguyên liệu chính để làm nên độ bền đẹp cho tác phẩm nghệ thuật, bên cạnh các loại nguyên vật liệu khác như cốt, phụ gia, màu sắc, nguyên liệu (vàng, bạc quỳ) mỗi công đoạn đòi hỏi kỹ thuật khác nhau, trong đó tạo vóc là một trong những bước đầu của tranh sơn mài.

Trước đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi ngày Điện Biên đón hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan. Tỉnh miền núi này là mảnh đất đa dạng văn hóa của 19 dân tộc khác nhau.