Về Đền Hùng, trở về với nguồn cội dân tộc

Hành hương về Đền Hùng, trở về cội nguồn lịch sử là niềm mong mỏi, khát khao của nhiều thế hệ người Việt Nam. Sáng 18/4, tại khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, rất đông người dân và du khách tập trung, chờ đợi để được thắp nén nhang lên đền thờ Vua Tổ.

Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành một biểu tượng văn hóa - tín ngưỡng kết nối quá khứ với hiện tại, có tác dụng vun đắp tình cảm gia đình, làng xã và dân tộc. Đây cũng là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Lượng du khách về Giỗ Tổ tăng cao hơn những năm trước. Trước ngày chính hội, lượng du khách  tăng đột biến.

Bà Trần Thị Hòa (huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ) cho biết: "Năm nay tôi hơn 85 tuổi rồi nhưng năm nào cũng về Đền Hùng, leo lên đền thắp nén nhang cho các Vua Hùng. Năm nào cũng muốn đi vì một năm chỉ có một lần".

Năm nay, lượng du khách về Giỗ Tổ tăng cao hơn những năm trước, đặc biệt trước ngày chính hội, lượng du khách đã tăng đột biến. Nhưng với sự chuẩn bị chu đáo, công tác tiếp đón du khách được tỉnh Phú Thọ triển khai bài bản, khoa học. Cùng với dâng hương lễ Tổ, du khách còn được hoà mình vào không gian lễ hội với nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ đặc sắc, hấp dẫn.

Phần hội kết hợp hài hòa các hoạt động văn hóa dân gian truyền thống và hiện đại, tạo sức lan tỏa rộng rãi, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân và du khách.

Ước tính trong ngày 18/4, khu di tích lịch sử Đền Hùng đón gần một triệu lượt du khách trong và ngoài nước. Công tác tổ chức lễ hội thành công tốt đẹp với phần lễ trang nghiêm, trọng thể, mang tính cộng đồng sâu sắc; phần hội kết hợp hài hòa các hoạt động văn hóa dân gian truyền thống và hiện đại, tạo sức lan tỏa rộng rãi, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân và du khách.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

7h45 ngày 07/5/2024, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" chính thức bắt đầu.

Trong những ngày này, đông đảo người dân, du khách và bạn bè quốc tế đã có mặt tại thành phố Điện Biên.

Sáng nay (6/5), Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa.

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.

Lịch sử Việt Nam có lượng thông tin lớn trong khi thời lượng giảng dạy trên trường, lớp khá ngắn, dẫn đến nhiều học sinh không hứng thú. Một số nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng Tiktok đã phát triển các video chia sẻ kiến thức lịch sử một cách thú vị.

Nghề sơn là một nghề cổ truyền của Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời. Từ thế kỷ XV - XVI, sơn mài đã đạt được những thành tựu nhất định trong kỹ thuật pha chế sơn, trong đó sơn ta là nguyên liệu chính để làm nên độ bền đẹp cho tác phẩm nghệ thuật, bên cạnh các loại nguyên vật liệu khác như cốt, phụ gia, màu sắc, nguyên liệu (vàng, bạc quỳ) mỗi công đoạn đòi hỏi kỹ thuật khác nhau, trong đó tạo vóc là một trong những bước đầu của tranh sơn mài.