Vẻ đẹp ngôi chùa nghìn năm tuổi
Dấu ấn đặc trưng của kiến trúc thế kỷ thứ 17
Cụ Từ - người trông coi chùa cho biết, chùa Thầy không chỉ mang giá trị về mặt văn hoá tâm linh, thu hút du khách về lễ chùa cầu may trong những dịp đầu xuân; mà còn mang giá trị về mặt tham quan du lịch bởi cảnh quan non nước vô cùng hữu tình và thơ mộng nơi đây.
Chùa Thầy là di tích quốc gia đặc biệt với những giá trị mang dấu ấn đặc trưng của kiến trúc thế kỷ thứ 17. Đó là phong cách kiến trúc độc đáo được thể hiện qua những nét chạm khắc tinh tế, hệ thống tượng pháp và nhiều cổ vật quý giá.
Đặc biệt quần thể di tích chùa Thầy nằm trong một không gian hùng vĩ, non nước hữu tình, thiên nhiên hoà hợp. Ở giữa hồ Long Trì có thủy đình cổ kính được ví như viên ngọc tỏa ánh hào quang rực rỡ trong miệng rồng thiêng. Nơi đây thường trở thành sân khấu của các nghệ sĩ múa rối nước vào các ngày lễ hội.
Du khách về thăm chùa không khỏi cảm thấy thu hút và ấn tượng bởi nét cổ kính, hoang sơ và mộc mạc của nét kiến trúc cổ xưa, kết hợp với đó là khung cảnh núi non hùng vĩ, bầu không khí trong lành, thoáng đãng tạo cảm giác an yên thanh tịnh.
Chùa Thầy - Di tích Quốc gia đặc biệt
Hằng năm Hội chùa Thầy được diễn ra từ ngày mùng 5 tới mùng 8 tháng 3 (âm lịch), với nhiều hoạt động lễ hội văn hoá truyền thống đặc sắc. Năm nay, bên cạnh việc tổ chức lễ hội, nhân dân và chính quyền địa phương còn vinh dự đón nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia Lễ hội chùa Thầy và Tuần lễ Văn hoá Du lịch huyện Quốc Oai.
Ông Nguyễn Văn Nghĩa - Phó Chủ tịch xã Sài Sơn, Phó Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt Chùa Thầy cho biết: "Trong những năm qua, địa phương cùng nhà chùa đã có những sửa chữa nhỏ để chống xuống cấp cho chùa nhưng vẫn giữ được nét cổ kính. Đặc biệt năm 2023, địa phương cùng các cấp các ngành cũng đã tổ chức lễ hội chùa Thầy đúng bản sắc văn hoá dân tộc, giữ đúng cổ truyền của ngày xưa đã được trình lên các cấp và nay đã được bộ văn hoá đưa vào văn hoá phi vật thể".
Tiếp tục phát huy cảnh quan kiến trúc đẹp của Chùa Thầy, trở thành giá trị di sản, lịch sử, văn hóa của Di tích quốc gia đặc biệt, chính quyền và nhân dân địa phương định hướng xây dựng trở thành điểm đến du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn, thân thiện, mến khách.
Không chỉ có bề dày truyền thống ngàn năm văn hiến, anh hùng, hòa bình và hữu nghị, Hà Nội còn là địa phương giàu có nhất cả nước về di sản văn hóa. Việc cải tạo, tu bổ và biến các di sản, di tích tại các khu phố cổ trở thành điểm du lịch đang là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Thông qua lăng kính nghệ thuật, đặc biệt là hội họa, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được thổi hồn và tái hiện sống động, với những góc nhìn mới mẻ, đầy màu sắc.
Sống ở Thủ đô, gần như ai cũng đã từng đi qua và biết đến Bưu điện Hà Nội, hay còn gọi là Bưu điện Bờ Hồ và chiếc đồng hồ khổng lồ trên nóc tòa nhà ấy. Ngay từ khi chính thức đổ tiếng chuông đầu tiên, nó đã trở thành một phần trong cuộc sống, mang lại nhiều kỷ niệm, ký ức đẹp đẽ cho nhiều thế hệ người Hà Nội.
Lần đầu tiên có một công trường khai quật rộng với hơn 6.000 m² tại một ngôi làng cổ có niên đại khoảng 3.500 năm và cũng là lần đầu tiên phát hiện ra khu mộ tiền Đông Sơn.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Phygital Labs và Trung tâm Công nghệ Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ xây dựng triển khai giải pháp du lịch trải nghiệm đa tương tác tại Hải Vân Quan.
Đền Bạch Mã xưa thuộc phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, là cửa sông Tô Lịch thông với sông Hồng, còn nay là số nhà 76 - 78 phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
0