VEC tăng phí 4 tuyến cao tốc, liệu có hợp lý?

Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) dự kiến sẽ tăng phí 4 tuyến cao tốc do doanh nghiệp này đầu tư, khai thác từ tháng 2 tới.

Lý do được đưa ra là từ năm 2024, chi phí trả nợ vay làm đường của VEC sẽ liên tục tăng, trong khi các cao tốc đã đến hạn trùng tu, đại tu.

Theo VEC, nếu giữ nguyên mức phí, sẽ ảnh hưởng phương án tài chính của dự án.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế nói chung và ngành vận tải nói riêng đang gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, dịp cận Tết Nguyên đán, nhu cầu giao thương đang diễn ra là rất lớn.., liệu việc tăng phí có hợp lý?

Thực tế, trên các tuyến cao tốc do VEC xây dựng, quản lý, chất lượng đường và dịch vụ đang có nhiều bất cập, chưa thật sự tương xứng với mức phí người dân bỏ ra khi sử dụng. Như tuyến Nội Bài - Lào Cai, sau nhiều năm đưa vào khai thác, tại không ít đoạn, mặt đường đã lún nứt, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Như vậy, việc người dân phải trả 1.200đ/km đường cho tuyến cao tốc này liệu có tương xứng?

PGS.TS Doãn Minh Tâm - chuyên gia giao thông chia sẻ: "Theo tôi, các tuyến cao tốc không đảm bảo tiêu chuẩn đường cao tốc thì không nằm trong diện được xem xét điều chỉnh mức thu phí. Hai là nên điều chỉnh mức thu phí những tuyến này như quốc lộ thông thường vì tốc độ không đảm bảo, an toàn giao thông không đảm bảo. Vấn đề an toàn cho người dân phải đặt lên trên hết, chứ còn mang tiếng là cao tốc nhưng chất lượng không đảm bảo như cao tốc thì không thể tính phí như cao tốc".

Việc tăng phí BOT cần phải tính toán về tỉ lệ và mức thu sao cho hợp lý. Đặc biệt là căn cứ dựa trên thực tế khai thác của từng dự án, chứ không thể theo mức chung rồi tăng cùng thời điểm.

PGS.TS Doãn Minh Tâm chia sẻ thêm: "Lưu ý việc tăng phí như vậy sẽ là "con dao hai lưỡi"… Rõ ràng, việc tăng phí sẽ tăng thêm nguồn thu cho đơn vị thu phí làm dịch vụ. Nhưng người tham gia giao thông cũng có quyền lựa chọn. Nếu tăng phí ở mức độ mà người tham gia giao thông tính toán, họ có thể lựa chọn đường khác, không sử dụng cao tốc nữa. Điều này cần phải lưu ý".

Cũng theo các chuyên giao thông, phí đường bộ không chỉ tác động đến người trực tiếp tham gia giao thông, mà còn ảnh hưởng đến giá cước vận tải. Nếu mức phí cao sẽ khiến giá cước tăng cao, tạo gánh nặng chi phí cho người dân, doanh nghiệp, làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cầu vượt tạm thứ hai ở cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất sẽ được thông xe trong vài ngày tới. Dự án được kỳ vọng giúp giải toả ùn tắc giao thông quanh khu vực này.

Tàu cao tốc tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Côn Đảo dự kiến khai trương vào ngày 13/5 tới. Giá vé từ 615.000 - 1,1 triệu đồng/lượt tùy theo hạng vé, thời điểm xuất phát.

Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, đơn vị xác định mục tiêu hoàn chỉnh mạng lưới vận tải đường sắt tại Hà Nội vào năm 2035. Đường sắt đô thị sẽ góp phần cung cấp hệ thống giao thông công cộng chất lượng cao, năng lực vận tải lớn, ổn định, tin cậy, an toàn, thân thiện môi trường.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang nghiên cứu đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 21 đoạn qua 4 huyện, thị xã ở Hà Nội, dài khoảng 25km, với vốn đầu tư hơn 18.700 tỉ đồng.

Đi vào làn khẩn cấp, đi vào đường cấm, đi ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm, dừng đỗ không đúng quy định… là những báo cáo vi phạm mà Phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội liên tục nhận được qua kênh Zalo "Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội".

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết những tháng đầu năm 2024, Bộ tiếp tục chỉ đạo các địa phương thực hiện chi trả trợ cấp xã hội đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch.