Venezuela thăm dò dầu khí ở khu vực tranh chấp với Guyana

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro mới đây cho biết ông sẽ cho phép thăm dò dầu khí ở khu vực xung quanh sông Esequibo, mặc dù vùng lãnh thổ này đang tranh chấp với Guyana.

Tuyên bố của ông Maduro được đưa ra sau khi chính phủ Venezuela tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân vào cuối tuần qua. Các cử tri bỏ phiếu bác bỏ quyền tài phán của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) và đồng thời ủng hộ việc thành lập một bang mới trên lãnh thổ tranh chấp.

Ông Maduro cho biết công ty dầu mỏ nhà nước PDVSA và công ty sản xuất sắt thép nhà nước CVG sẽ cùng khai thác trong khu vực này.

Tổng thống Venezuela cũng cho biết ông đã đề xuất một đạo luật để thành lập bang mới và các công ty đang hoạt động trong khu vực này sẽ có ba tháng để di rời.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngành công nghiệp bia ở Vương quốc Anh đang chứng kiến xu hướng ngày càng tăng của những đồ uống có nồng độ cồn thấp hoặc không cồn, đặc biệt là bia không cồn.

Ngày 22/11, Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Mỹ nhằm duy trì một mối quan hệ thương mại ổn định và phát triển bền vững, điều mà Bắc Kinh cho rằng sẽ có lợi cho cả hai quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế.

Hơn 30 công ty Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận để thúc đẩy hợp tác trong chuỗi công nghiệp năng lượng gió ngoài khơi, thông qua việc tăng cường quan hệ đối tác giữa các khu vực thượng nguồn và hạ nguồn, đồng thời khám phá các giải pháp phát triển sáng tạo chung.

Texas tiếp tục thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ với Tổng thống đắc cử Donald Trump khi đề xuất sử dụng 1.400 mẫu đất tại hạt Starr, gần biên giới Mỹ - Mexico để hỗ trợ kế hoạch trục xuất người nhập cư bất hợp pháp của ông.

Romania và Bulgaria có thể trở thành thành viên đầy đủ của Hiệp ước Schengen không biên giới ở châu Âu vào tháng 1/2025, theo thông báo từ Bộ trưởng Nội vụ Hungary. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp của các bộ trưởng nội vụ EU vào tháng 12 tới.

Hội đồng quản trị của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) với 35 thành viên đã thông qua một nghị quyết buộc Iran hợp tác hơn trong các vấn đề liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này.