Venice được dự báo chìm trong biển nước vào năm 2150

Thành phố Venice đã phải chống chọi với tình trạng ngập lụt diễn ra ngày càng thường xuyên trong nhiều thập kỷ qua.

Venice, một trong những thành phố đặc biệt xinh đẹp, không chỉ là di sản của Italia mà còn của toàn thế giới. Tuy nhiên, do được xây dựng trên các hòn đảo nhỏ và đất ngập nước nên thành phố này phải đối mặt với thuỷ triều dâng và tình trạng sụt lún đất.

Hệ thống đê chắn lũ đã được lắp đặt tại đây, nhưng không đủ để bảo vệ thành phố khỏi tình trạng ngập liên tục và mực nước biển dâng cao.

Một nhóm các nhà khoa học tại Viện Địa vật lý và Núi lửa Quốc gia (INGV) cho biết, mực nước thủy triều ở vùng phá Venice - một vịnh nông có diện tích 550 km2 ở phía bắc biển Adriatic bao quanh Venice và các đảo của nó, đang tăng với tốc độ khoảng 0,5 cm mỗi năm.

Họ dự đoán khu vực quảng trường San Marco nổi tiếng nhất của Venice sẽ ngập dưới nước 70 cm. Phía tây của thành phố sẽ chịu ảnh hưởng đầu tiên do khu vực này thường xuyên bị ngập lụt.

Thành phố Venice ngập lụt ngày càng thường xuyên.

Mực nước biển tăng lên sẽ dẫn đến tình trạng xói mòn bờ biển ngày càng nghiêm trọng và lan rộng. Bãi biển sẽ lùi dần vào trong đất liền và lũ lụt sẽ gây ra những tác động rất đáng kể về môi trường và kinh tế - xã hội đối với người dân.

Một báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu dự đoán mực nước biển trung bình trong khu vực sẽ tăng từ 28 - 55 cm vào năm 2100. Tuy nhiên, với tình trạng nóng lên toàn cầu hiện nay, con số sẽ chạm mức 63 - 101 cm.

Hiện tại, chính phủ đã lắp đặt một hệ thống đê chắn lũ tại lối vào vùng phá Venice. Tuy nhiên, phải đến năm 2025 hệ thống đê chắn này mới đi vào hoạt động và các chuyên gia đánh giá là không đủ để bảo vệ thành phố khỏi bị chìm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chỉ định bà Pam Bondi, cựu Tổng chưởng lý bang Florida làm lãnh đạo Bộ Tư pháp thay thế ứng cử viên Matt Gaetz vừa rút lui.

Trái với phản ứng gay gắt của chính giới Israel cùng nhiều quốc gia đồng minh, nhiều quốc gia khu vực đã yêu cầu các bên nghiêm túc tuân thủ lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu do Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành.

Ngay sau khi Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) ban bố lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người ở dải Gaza, giới chức Israel đã lập tức lên tiếng phản đối và chỉ trích gay gắt động thái của ICC.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xuất hiện trong một video, tuyên bố Moscow đã tấn công một cơ sở quân sự của Ukraine bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa siêu vượt âm tầm trung.

Ứng viên cho vị trí Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu Hạ nghị sỹ Matt Gaetz tuyên bố rút lui khỏi đề cử của Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Ngày 21/11, Công ty vũ trụ tư nhân SpaceX của tỷ phú Mỹ Elon Musk đã phóng thêm 24 vệ tinh internet Starlink lên quỹ đạo.