Vị đoàn viên

Vào những ngày cận Tết, ký ức về những ngày gia đình quây quần sum họp lại trở nên sống động trong tâm trí những người con xa quê, càng nhân lên khát vọng giây phút đoàn viên…

Chiều nay, Hường chia sẻ cùng bạn những dòng cảm xúc của Hoàng Hạnh trong một ngày cuối năm xa quê.

Đã nhiều năm trôi qua, cứ mỗi độ cận Tết, chẳng hiểu vì sao con lại mở bài hát “Xuân này con không về” và nghe đi nghe lại. Thời gian chầm chậm lắng đọng, đi qua những miền kí ức thương nhớ, lòng người lại nôn nao với mỗi nỗi niềm khắc khoải vào thời khắc chuyển giao. Hình như cũng đã năm năm, con không được ở bên mẹ vào những thời khắc đón giao thừa. Mỗi một độ xuân qua đi, hình ảnh những ngày Tết quây quần sum họp cứ nhen lên trong lòng con những nỗi nhớ quay quắt.

Con biết có những người còn đang cách xa gia đình tới nửa vòng trái đất. Và có lẽ họ cũng đang giống như con, chất chứa nỗi nhớ thương quê nhà khắc khoải. Con tin chắc một điều, cho dù bước chân con người có đi tới đâu, đôi khi vô tình lạc lối, thì con tim sẽ vẫn tìm về với quê hương, gia đình, về với nguồn cội. Cứ mỗi ngày tháng đi qua, những người con tha hương đều gắng gỏi làm việc thật chăm chỉ để rồi ước mong lớn nhất của họ là được trở về với gia đình trong ngày đoàn viên.

Tết là thời điểm gia đình quây quần, sum họp. Ảnh: Phạm Văn Học

Chính trong thời điểm những ngày cuối năm này, con người ta mới lại càng thèm thuồng, khao khát cái hơi ấm của quê hương, của vòng tay gia đình. Con vẫn nhớ như in nồi lá mùi mẹ nấu vương vấn trong mùi Tết, nồi bánh chưng chiều ba mươi sôi sùng sục tỏa hơi ấm giữa mịt mờ sương khói... Con cũng đã nhớ về ngoại thật nhiều. Con nhớ về những khoảnh khắc giao thừa đoàn tụ của gia đình mình trong những ngày giáp Tết của nhiều năm trở về trước, những khoảnh khắc mà có lẽ suốt cả cuộc đời này con cũng không thể nào quên.

Ngoại đã đi xa. Tóc mẹ cũng mỗi ngày lại điểm thêm một vài sợi bạc. Lòng con càng bùi ngùi và da diết hơn khi mỗi lần lắng nghe câu hát: “Mỗi mùa xuân sang. Mẹ tôi già thêm một tuổi. Mỗi mùa xuân sang ngày tôi xa Mẹ càng gần.” Cứ một mùa xuân qua đi, người ta lại ngỡ ngàng nhận ra có quá nhiều thứ khiến cho lòng người phải day dứt và tiếc nuối. Trong dòng chảy hối hả của thời gian, tuổi tác của những người con thương yêu lại thêm cao và những khoảnh khắc đoàn viên cơ chừng ngày càng ngắn lại. Con rưng rưng nhớ về quê nhà trong từng đêm thao thức, lòng chỉ thầm cầu mong sao cho những người thân của mình sẽ mãi mãi an lành.

Ngoài kia, từng đàn chim én đang ríu rít bay về. Những sắc mai đào đang duyên dáng, e ấp chờ ngày bung nhụy. Con nghe trong tim mình nỗi nhớ quê nhà cồn cào dậy sóng. Những ngày cuối năm, sao mà thao thiết nhớ hương vị của những ngày tháng đoàn viên./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội đón tôi đương vào khoảnh khắc giao mùa. Gánh hoa loa kèn trắng tinh khôi tỏa mùi hương dịu nhẹ giao hòa trong làn gió nhè nhẹ khiến tâm hồn đa cảm thêm khắc khoải giao cảm với đời, để mênh mang thương nhớ hương vị cà phê Giảng - thức uống trở thành một phần thân thương, một phần văn hóa của Hà Nội phố.

Mẹ tôi không nghiện trầu cau nhưng mẹ vẫn trồng một giàn trầu xanh mơn mởn. Mẹ bảo nhà có giàn trầu mới ấm áp. Nhưng tôi hiểu mẹ đã gửi gắm vào đó biết bao nhiêu ân tình và cả nỗi nhớ về ngoại khôn nguôi.

Sống nhẩn nha giữa đời vội vã có thể chưa từng dễ dàng với chúng ta. Nhưng khi bước đi dưới những tán lá xanh xào xạc theo con gió, dưới bầu trời một màu ngăn ngắt xa xôi, tôi cảm giác hồn mình như cánh bồ công anh mảnh khảnh tự do bay mãi, chẳng nghĩ ngợi gì. Có những ngày như thế, những khoảnh khắc như thế. Chỉ cần im lặng hít thở thôi cũng đủ hạnh phúc.

Hà Nội với tôi là những thương nhớ đầu tiên từ hồi tôi đi thi đại học. Hà Nội đã lấy đi của tôi bao nhiêu nước mắt và còn là giấc mơ mà tôi chẳng thể chạm vào. Hà Nội là nhưng kỷ niệm của tôi khi biết người thương nhập viện, là khoảnh khắc thót tim khi đưa con ra cấp cứu viện nhi, là khoảnh khắc cháy lòng khi cha bệnh trọng. Và là khoảnh khắc đi chơi về muộn, thấy những người dân lầm lũi ngủ ngon lành nơi gầm cầu, trong lòng cống...

Trải qua các cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đất nước ta đã sản sinh ra những thế hệ thanh niên đại diện cho mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước. Như thế hệ làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu"; thế hệ một thời hoa đỏ 'xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước'; thế hệ 'sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử' trong chiến tranh bảo vệ biên giới...

Con đường ngày xưa chúng tôi đi học, lòng đường bé tin hin bằng hai gang bàn tay người lớn, thêm sỏi đá mấp mô ngáng bánh xe đạp không thương tiếc. Bữa nào vừa nhấn bàn đạp mải miết, vừa ngúc ngoắc đầu nói chuyện là gặp hòn đá xóc nảy người, chiếc cặp nhẹ tênh có khi giật mình rơi khỏi giỏ xe cà tàng. Con đường “huyền thoại” ấy chưa đi vào thơ ca nhạc họa của văn nghệ sĩ bao giờ nhưng nó đi vào ký ức tuổi thơ của chúng tôi cho tới tận hôm nay.