Vì một tương lai tốt đẹp của cộng đồng ASEAN

Sáng nay (23/4), tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn tương lai ASEAN năm 2024 (AFF 2024) lần đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Diễn đàn là một trong những minh chứng cho cam kết, quyết tâm và đóng góp của Việt Nam vào nỗ lực chung xây dựng một tương lai tốt đẹp của Cộng đồng ASEAN.

Tham dự Diễn đàn có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào Sonexay Siphandone, Chủ tịch ASEAN năm 2024; Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn và gần 500 đại biểu đại diện Chính phủ, Bộ Ngoại giao, đại sứ quán các nước, cùng các tổ chức, học giả, doanh nghiệp và thanh niên các nước ASEAN.

Với chủ đề “Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm”, diễn đàn là sự kiện đa phương lớn nhất của Việt Nam trong năm 2024 này.

Diễn đàn tương lai ASEAN năm 2024 (AFF 2024) lần đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, sau 6 thập kỷ hình thành và phát triển, chưa bao giờ ASEAN ở vị thế tốt như hiện nay nhưng cũng chưa bao giờ khu vực phải đối mặt với nhiều thách thức như hiện nay.

Theo Thủ tướng, bàn về tương lai và hoạch định tương lai ASEAN trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết trong bối cảnh thế giới đứng trước bước ngoặt lớn, với ba xu hướng chiến lược, đó là: cạnh tranh phân tách ngày càng gay gắt với các khu vực, thứ hai là việc bùng nổ của các xu hướng mới, vừa mở ra cơ hội phát triển đột phá, vừa tiềm ẩn nguy cơ tụt hậu, nhất là với các nước đang phát triển và thứ 3 là xu hướng phát triển bền vững, bao trùm, kinh tế số, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn… vừa là cơ hội, vừa tạo sức ép lớn.

Những thực tế nói trên đòi hỏi ASEAN cần có tầm nhìn chiến lược và khả năng thích ứng để nắm bắt cơ hội, hóa giải thách thức, phát triển ổn định và bền vững

Để thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2045, Thủ tướng đề nghị các quốc gia cùng thực hiện 5 “tăng cường”, trong đó có: tăng cường đoàn kết, hợp tác, thống nhất trong đa dạng, nêu cao tính độc lập, tự cường, tự chủ chiến lược của ASEAN; phát huy vai trò trung tâm của ASEAN đồng thời tôn trọng sự khác biệt, bảo đảm hài hòa lợi ích, kiên định lập trường, nguyên tắc của ASEAN về các vấn đề an ninh, phát triển của khu vực và trên thế giới; tăng cường tin cậy chiến lược trong ASEAN và trong quan hệ với các đối tác, góp phần ngăn ngừa xung đột, duy trì một môi trường hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng ở khu vực và thế giới.

Toàn cảnh Diễn đàn.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 do Học Viện Ngoại giao tổ chức, dưới sự bảo trợ của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Nhiều góc nhìn, ý tưởng, sáng kiến và giải pháp định hình sự phát triển tốt đẹp của ASEAN trong tương lai đã được cởi mở chia sẻ.

Các đại biểu cũng đã tham gia 2 phiên thảo luận chính, với chủ đề "ASEAN phát triển nhanh vì tương lai bền vững" và "Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng ASEAN lấy người dân làm trung tâm". Cùng với đó là một diễn đàn dành riêng cho cộng đồng doanh nghiệp, bàn về các giải pháp nắm bắt thời cơ trong thời đại số.

Mong muốn chung của Diễn đàn là hiện thực hoá mong muốn ngôi nhà chung ASEAN sẽ luôn vững vàng trong mọi hoàn cảnh. Phát triển nhanh, bền vững trong bối cảnh luôn lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể của sự phát triển, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 4/11, tại Hội trường Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ 4, năm 2024, đã tổ chức phiên trù bị. Tham dự của 250 đại biểu là những người gương mẫu, tiêu biểu, đại diện cho các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn thành phố.

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sáng nay Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm thì việc tổng hợp, lấy ý kiến người dân với dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật là vô cùng quan trọng. Song, công việc này vẫn còn hình thức và chưa mang lại hiệu quả cao. Đây là phản ánh của đại biểu Quốc hội về chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong phiên thảo luận 4/11.

Phát biểu tại phiên họp Quốc hội chiều 4/11, Đại biểu Nguyễn Tri Thức - Đoàn ĐBQH TP. HCM đề nghị Chính phủ quan tâm quản lý các trang thông tin trên mạng xã hội, các phương tiện truyền thông để kiểm soát các hoạt động mua bán sữa mẹ trái phép và cần có các chính sách để vận động hiến tặng sữa mẹ, giống chính sách vận động hiến máu tình nguyện.

Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội sáng 4/11, các đại biểu đã bày tỏ sự quan tâm đến nhiều vấn đề nóng của xã hội trên các lĩnh vực: lao động việc làm, y tế, giáo dục... Đặc biệt là những vấn đề cần quan tâm sau siêu bão Yagi vừa qua.

Phát biểu tại phiên họp Quốc hội sáng 4/11, đại biểu Nguyễn Văn Huy - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình kiến nghị nhân dân và cử tri mong muốn xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân lợi dụng tình hình khẩn cấp để trục lợi.