Vì sao bỏ đề xuất giảm tiền phạt vi phạm nồng độ cồn?

Sau khi tiếp thu ý kiến người dân và các nhà khoa học về đề xuất giảm tiền phạt người vi phạm nồng độ cồn mức tối thiểu, Bộ Công an cho biết vẫn giữ nguyên mức xử lý nồng độ cồn.

Tại buổi họp báo thông báo tình hình, kết quả công tác quý III năm 2024 của Bộ Công an chiều 4/10, Thiếu tướng Nguyễn Văn Mừng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (C08), thông tin về đề xuất giảm tiền phạt người vi phạm nồng độ cồn mức tối thiểu.

Trước đó, trong dự thảo Nghị định xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, Ban soạn thảo đề xuất giảm mức phạt tiền còn từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng (thay vì 6-8 triệu đồng với ô tô) và 400-600 nghìn đồng (thay vì 2-3 triệu đồng với xe máy) với mức vi phạm cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu, hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Tuy nhiên, tại dự thảo Nghị định mới nhất (đang được Bộ Tư pháp thẩm định), Bộ Công an bỏ đề xuất giảm mức phạt tiền đối với vi phạm về nồng độ cồn ở mức tối thiểu.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Mừng, mức xử lý hành chính cho người tham gia giao thông như hiện nay là đã phù hợp và đủ tính răn đe. "Ngay sau khi tiếp thu ý kiến đóng góp của người dân và các nhà khoa học, trong dự thảo mới nhất, Bộ Công an vẫn giữ nguyên mức xử phạt về nồng độ cồn như trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP" – lãnh đạo Cục CSGT thông tin.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Mừng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông

Cũng trong buổi họp báo, Cục CSGT, Bộ Công an thông tin về việc thực hiện Chỉ thị số 35 của Thủ tướng Chính phủ về xử lý cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang có hành vi điều khiển xe vi phạm lỗi nồng độ cồn.

Riêng tháng 9/2024, lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý hơn 700.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Trong đó, các đơn vị địa phương đã xử lý và xác minh gửi thông báo trên 7.600 lượt đảng viên, cán bộ, công chức viên chức vi phạm. 

Quan điểm chỉ đạo của Bộ Công an là: tuân thủ tinh thần “thượng tôn pháp luật”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, không chấp nhận việc can thiệp, tác động để bỏ qua lỗi vi phạm; kỷ luật nghiêm đối với cán bộ không xử lý triệt để, bỏ qua lỗi vi phạm trong quá trình xử lý vi phạm hành chính về giao thông. Yêu cầu các đơn vị kiên quyết xem xét xử lý trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị, người đứng đầu đơn vị để cho cán bộ vi phạm lỗi về nồng độ cồn khi tham gia giao thông.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng nay, 13/2, với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, phát hành trên các nền tảng số của Đài Hà Nội và Ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.

Bộ Nội vụ vừa phối hợp với Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Điểm nghẽn thể chế và các giải pháp đột phá để phát triển”, trong đó đại biểu cho rằng hiện nay thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, biến đổi khí hậu đang là một trong những thách thức lớn nhất toàn cầu trong thế kỷ XXI. Trong đó, ước tính 7-8% lượng phát thải carbon đến từ ngành logistics.

Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, bước vào ngày làm việc thứ hai. Quốc hội sẽ nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Theo kế hoạch, 8h sáng nay, ngày 13/2 (tức ngày 16 tháng Giêng), Hội đồng Nghĩa vụ quân sự các địa phương của Thủ đô Hà Nội sẽ tổ chức lễ giao, nhận quân năm 2025.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam, sáng sớm 13/2 sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Tây Bắc Bộ.