Vì sao cá chết hàng loạt ở hồ Tây?

Do thời tiết chuyển mùa, những ngày gần đây, cá chết nổi trắng nhiều khu vực mặt hồ Tây, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Cá chết tập trung nhiều ở một số khu vực như đường Thanh Niên, Nguyễn Đình Thi, Trích Sài.

Anh Trần Văn Phú (phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ) cho biết: "Cá chết buổi sáng có, nhưng buổi chiều thì còn nhiều hơn và đến chiều tối là nhiều nhất. Mùi hôi thối bốc lên khiến khách của mình không ngửi được và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của cư dân xung quanh".

Chị Lý Thị Kim Oanh (phường Thụy Khuê) kể: "Tôi làm việc ở khách sạn thì khách phản ánh rất nhiều, vì mùi hôi thối nên khách không ở được lâu dài".

Theo công ty thoát nước, hơn 10 ngày nay, mỗi ngày các công nhân thu gom được khoảng 1 tạ xác cá. Cao điểm có ngày 4 - 6 tạ, chủ yếu là cá mè, vận chuyển về bãi rác Nam Sơn xử lý theo quy định.

Anh Nguyễn Huy Khôi, Xí nghiệp thoát nước số 1, cho biết: “Anh em chia ca, nhóm tổ chức vớt cá từ 5h sáng đến 20h. Những ngày trước thì nhiều hơn, giờ cũng đỡ hơn rồi. Chúng tôi vẫn cứ đi tuần và dọn, làm vệ sinh mặt nước. Cá chết 95% là cá mè do không chịu được sự thay đổi thời tiết”.

Đại diện Ban quản lý hồ Tây nhận định, hiện tượng cá chết này thường xảy ra vào dịp tháng 10,11 hàng năm khi thời tiết chuyển mùa. Qua khảo sát sơ bộ, hồ Tây hiện có mức độ đa dạng sinh học thấp, cơ cấu thành phần các loài ngoại lai xâm hại lớn, đặc biệt là lượng cá rô phi và cá mè chiếm đa số.

Những loài cá này sinh sản nhanh, dẫn đến mật độ cá trong hồ dày đặc, ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài thủy sản đặc hữu khác, gây mất cân bằng sinh thái.

Ông Nguyễn Hưng Quốc, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban quản lý hồ Tây, cho biết: “Cá mè có vòng đời ngắn, sinh sản nhanh. Chưa kể còn nhiều loài cá theo phong tục tâm linh, người dân cứ thả phóng sinh vào trong hồ dẫn đến mật độ quá dày. Để khẩn trương khắc phục tình trạng cá chết tại hồ Tây, ngoài tổ chức thu gom, dọn sạch, xử lý theo qui định, quận Tây Hồ đang kiến nghị thành phố thời gian tới cho phép đánh tỉa để giảm bớt mật độ cá nguy hại trong hồ, theo hướng dẫn của Chi cục Chăn nuôi thủy sản”.

Đồng thời, để đảm bảo vệ sinh môi trường, Ban quản lý hồ Tây phối hợp với UBND, Ban chỉ đạo 197 các phường sẽ tăng cường tuần tra, tuyên truyền, vận động người dân và các hộ kinh doanh xung quanh hồ Tây cam kết đổ rác đúng giờ, đúng nơi qui định và không xả rác xuống hồ.

Với diện tích hơn 500 ha, hồ Tây là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất, có chức năng điều hòa không khí, được ví như ‘’lá phổi xanh’’ quý giá của Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.

Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.

Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.

UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.

Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.

Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.