Vì sao các ao, đầm quanh Hồ Tây cạn nước?

Thời gian gần đây, nhiều ao, đầm quanh Hồ Tây vốn luôn đầy nước nay bỗng nhiên bị cạn trơ đáy, khiến nhiều người dân Thủ đô thấy khó hiểu. Không ít người đã tỏ ra lo lắng trước hiện tượng trên. Nhằm giải tỏa nỗi băn khoăn này, phóng viên Đài Hà Nội đã tìm hiểu sự việc, trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan chức năng và đã có câu trả lời chính xác.

Lý giải nguyên nhân một số ao, hồ, đầm nhỏ quanh Hồ Tây bị cạn nước, lãnh đạo quận Tây Hồ cho biết, địa phương đã chủ động thực hiện việc này để cải tạo lại môi trường và trồng sen theo mô hình phát triển du lịch sinh thái.

Chủ động rút nước để nạo vét, cải tạo môi trường, trồng lại sen là nội dung nằm trong Đề án "Xây dựng mô hình mẫu sản xuất sen gắn với phát triển du lịch sinh thái theo chuỗi giá trị tại Tây Hồ - Hà Nội". Một số hồ đang được Quận chọn thí điểm với tổng diện tích khoảng 7,5ha.

Theo ghi nhận của phóng viên Đài Hà Nội, sáng ngày 24/03, hàng chục người dân quận Tây Hồ đã phối hợp cùng công nhân môi trường tiến hành nạo vét, đẩy nhanh tiến độ để kịp trồng sen.

Một số hồ, đầm nhỏ quanh Hồ Tây bị rút cạn nước để cải tạo lại môi trường và trồng sen theo mô hình phát triển du lịch sinh thái. Ảnh: Dân trí

Sen là một loại cây khó tính. Nguồn nước ô nhiễm đang khiến việc trồng sen ở Tây Hồ càng trở nên khó khăn. Chính vì vậy, công tác xử lý môi trường, nguồn nước cần được coi trọng, nhất là khi giống sen Bách Diệp nổi tiếng đang dần bị thoái hóa.

Công tác xử lý môi trường, nguồn nước cần được coi trọng. Ảnh: Sức khoẻ & Đời sống

Để bảo tồn giống sen quý, tạo cảnh quan môi trường đẹp, các chuyên gia cho rằng, quận Tây Hồ cần có những giải pháp trước mắt và lâu dài. Trong đó, việc có được nguồn đất và nước sạch là giải pháp làm căn cơ để cây sen không mắc những bệnh thường gặp.

Để bảo tồn giống Sen quý, tạo cảnh quan môi trường đẹp, quận Tây Hồ cần có những giải pháp trước mắt và lâu dài

Gắn với việc nạo vét, cải tạo môi trường, quận Tây Hồ cũng đang phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn kỹ thuật cho người trồng sen.

Trong tháng 6 tới sen sẽ được phủ kín trên 7,5 ha trong giai đoạn đầu và gian đoạn tiếp theo là khoảng 20,5ha tại 18 hồ nhỏ xung quanh Hồ Tây.

Cải tạo lại môi trường và trồng sen theo mô hình phát triển du lịch sinh thái là một dự án đầu tiên trong các dự án quận Tây Hồ sẽ triển khai trong thời gian tới nhằm hoàn thiện hạ tầng, cảnh quan để khai thác, giá trị đưa Hồ Tây trở thành trọng điểm du lịch của Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND thành phố Hà Nội sẽ thúc đẩy việc tăng nguồn cung nhà ở xã hội trong thời gian tới. Đây là nhấn mạnh của Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn tại hội nghị do Tổng Công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội tổ chức sáng 24/12.

Giáng sinh đã vượt ra khỏi khuôn khổ của một ngày lễ tôn giáo để trở thành một lễ hội văn hóa cộng đồng. Lễ Giáng sinh là sự kết nối, hòa đồng và sẻ chia của người dân tại các giáo xứ truyền thống, cộng hưởng cùng niềm vui của người dân.

Chiều 24/12, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.

Chiều 24/12, Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của UBND thành phố Hà Nội họp phiên thứ 2, giải quyết các vướng mắc của một số dự án chậm tiến độ trên địa bàn. Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh – Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.

Sáng 24/12, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị Ban Chỉ đạo Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế lần thứ 14, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong, Trưởng ban Chỉ đạo Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế thành phố chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

UBND thành phố Hà Nội đưa ra 4 dự án chậm tiến độ tiếp theo để tập trung tháo gỡ vướng mắc, tránh lãng phí.