Vì sao căn cứ Mỹ khiến Phần Lan kém an toàn hơn?
Thoả thuận hợp tác quốc phòng Phần Lan – Mỹ
Thỏa thuận hợp tác quốc phòng (DCA) Phần Lan-Mỹ, dự kiến sẽ được nội các Phần Lan chính thức ký vào ngày 18/12 và được quốc hội thông qua sau đó, đã được Bộ trưởng Quốc phòng Antti Hakkanen biện minh với lý do Mỹ sẽ “bảo vệ” Phần Lan.
“Hợp tác quốc phòng chặt chẽ của Phần Lan với Mỹ đã có từ đầu những năm 1990 và DCA sẽ không thể thực hiện được nếu không có lịch sử hợp tác lâu dài này”, ông Hakkanen nói.
“Việc ký kết DCA không phải là điểm kết thúc mà là một bước tiến mới hướng tới sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa cơ quan quản lý quốc phòng Phần Lan và Mỹ. Thỏa thuận này phản ánh cam kết của Mỹ đối với an ninh của Phần Lan và sẽ tạo điều kiện cho quan hệ hợp tác trong thời kỳ khủng hoảng. Phần Lan không đơn độc trong việc tự vệ mà còn làm điều ấy với tư cách là đồng minh của NATO và cùng với Mỹ”, ông nói thêm.
Nếu được chấp thuận, hiệp ước sẽ cấp cho quân đội Mỹ quyền tiếp cận các căn cứ và cơ sở quân sự trên khắp quốc gia Bắc Âu, từ bờ Biển Baltic đến các khu vực xa xôi trong nội địa cho đến căn cứ huấn luyện lớn ở Lapland của Phần Lan băng qua Vòng Bắc Cực.
Mỹ sẽ được phép bố trí các thiết bị, vật tư và vật liệu quốc phòng trên khắp đất nước, triển khai các phương tiện, tàu chiến và máy bay cũng như thực hiện các biện pháp để đảm bảo “sự bảo vệ, an toàn và an ninh” của họ, đồng thời Helsinki cũng từ bỏ “quyền cơ bản của mình trong việc thực thi quyền tài phán hình sự” đối với quân đội Mỹ.
Nguy cơ leo thang căng thẳng
Điện Kremlin đã cảnh báo về thỏa thuận giữa Mỹ và Phần Lan. “Thoả thuận này chắc chắn sẽ làm leo thang căng thẳng,” người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói tại buổi họp báo ngày 15/12.
“Chúng tôi chỉ có thể bày tỏ sự tiếc nuối về vấn đề này, bởi vì chúng tôi thực sự đã từng có quan hệ tuyệt vời với Phần Lan. Không ai đe dọa ai, không có vấn đề hay khiếu nại nào chống lại nhau, không ai xâm phạm lợi ích của nhau, có sự tôn trọng lẫn nhau, v.v. Do đó, tất nhiên, bây giờ Phần Lan đã trở thành thành viên của NATO và khi cơ sở hạ tầng quân sự của NATO sắp được đưa vào Phần Lan, điều này rõ ràng sẽ gây ra mối đe dọa cho chúng tôi”, ông Peskov nói.
Phần Lan, quốc gia có chung đường biên giới dài gần 1.300 km với Nga, đã nộp đơn xin gia nhập NATO vào năm 2022. Ngày 4/4/2023, Phần Lan chính thức gia nhập NATO, chấm dứt chính sách không liên kết kéo dài hàng thập kỷ kể từ khi Thế chiến thứ hai kết thúc.
Nhà phân tích và nghiên cứu về an ninh quan hệ quốc tế và kinh tế thế giới Dmitry Stefanovich cho biết, cho đến nay, Nga đã thể hiện thái độ “kiềm chế” liên quan đến việc Phần Lan gia nhập NATO và việc Mỹ tăng cường sức mạnh quân sự ở châu Âu.
Tuy nhiên, Moscow đã buộc phải phản ứng trước các mối đe dọa ngày càng tăng đối với sườn phía Bắc của mình. “Tất cả chúng ta đều đã nghe nói về việc thành lập hai quân khu mới, về một sư đoàn mới và về việc tăng cường lực lượng hàng không quân sự. Điều quan trọng nhất là do kết quả của tất cả các quá trình này, cấu trúc răn đe lẫn nhau đang thay đổi cả ở khía cạnh phi hạt nhân và hạt nhân”, ông Stefanovich nói với Sputnik.
“Đồng thời, các quá trình này diễn ra không nhanh lắm. Nếu có ý chí chính trị, xu hướng có thể thay đổi phần nào”. “Nghĩa là, một lần nữa chúng ta có thể nhận ra rằng việc răn đe lẫn nhau dẫn đến việc liên tục đánh giá thấp hoặc đánh giá quá cao các mối đe dọa, đòi hỏi phải phân bổ một lượng lớn nguồn lực vào lĩnh vực quân sự có thể hữu ích ở những nơi khác, và quan trọng nhất là tạo điều kiện cho sự leo thang, bao gồm cả sự leo thang không chủ ý”.
Trong điều kiện như vậy, bất kỳ điểm bùng phát nào cũng có thể nhanh chóng biến thành giao tranh quy mô lớn và khó ngăn chặn, nhà quan sát cảnh báo.
“Giải pháp thay thế là khôi phục, tăng cường và phát triển các biện pháp xây dựng lòng tin an ninh trong lĩnh vực quân sự, bao gồm cả thông qua OSCE. Và cuối cùng là sự chuyển đổi sang một điều gì đó gợi nhớ đến Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu”, ông Stefanovich gợi ý.
“Trong mọi trường hợp, một số loại thỏa thuận khu vực là hoàn toàn có thể xảy ra”, cũng như các kênh liên lạc ở cấp độ quân sự với quân đội. Nếu không, thỏa thuận hợp tác quốc phòng Mỹ - Phần Lan sẽ có nguy cơ làm leo thang căng thẳng vốn đã lên cao giữa Nga, NATO và Mỹ, lần này là dọc theo một mặt trận mới chưa từng tồn tại ngay cả trong Chiến tranh Lạnh, ông Stefanovich nhận định./.
(Theo Sputnik)
Theo tờ Maariv của Israel, các lực lượng quân sự Israel đang gặp phải những thách thức đáng kể trong việc đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái từ nhóm Houthi.
Thủ lĩnh lực lượng đối lập Syria Hayat Tahrir al-Sham (HTS), ông Ahmed al-Sharaa, ngày 22/12 khẳng định với lãnh đạo cộng đồng người Druze ở Liban rằng Syria sẽ không can thiệp tiêu cực vào Liban và cam kết tôn trọng chủ quyền của nước láng giềng.
Ngày 22/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định việc nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là "khả thi", nhưng Kiev sẽ phải nỗ lực thuyết phục các đồng minh để điều này thành hiện thực.
Ngày 22/12, lãnh tụ Tối cao của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, Đại giáo chủ Ayatollah Seyyed Ali Khamenei, đã lên tiếng bác bỏ các cáo buộc rằng Iran đã mất các lực lượng ủy nhiệm tại khu vực Tây Á.
Phong trào Hồi giáo Hamas cho biết một thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza “đang ở gần hơn bao giờ hết” nếu Israel không đưa ra thêm điều kiện mới.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cảnh báo sẽ yêu cầu đồng minh giao lại kênh đào này nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được.
0