Vì sao cơn bão sắp vào biển Đông mang tên Trà Mi?
Theo ông Lê Đình Quyết, Trưởng phòng dự báo khí tượng thủy văn, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, quy trình đặt tên bão theo quy định của WMO được áp dụng riêng cho từng khu vực trên thế giới. Mỗi khu vực sẽ có những quy tắc khác nhau, nhưng đều hướng đến mục tiêu chung: giúp người dân dễ dàng nhận diện và nhớ các cơn bão, từ đó tăng cường khả năng ứng phó khi thiên tai xảy ra.
Kể từ năm 1950, các cơn bão ở khu vực Đại Tây Dương và Nam bán cầu đã bắt đầu được đặt tên. Ban đầu, tên bão chủ yếu là tên nữ giới, nhưng từ năm 1978, các tên nam giới cũng được đưa vào danh sách. Ở khu vực Đại Tây Dương, danh sách tên bão được sử dụng luân phiên qua 6 năm. Mỗi năm, 21 cái tên sẽ được chọn và lần lượt sử dụng, tuy nhiên, những chữ cái như Q, U, X, Y, và Z không được chọn để bắt đầu tên cơn bão.
Đối với khu vực tây bắc Thái Bình Dương và Biển Đông, quy trình đặt tên bão có một số điểm đặc biệt. Các tên được chọn thường là địa danh, tên động vật hoặc thực vật mang ý nghĩa văn hóa của từng quốc gia. Mỗi quốc gia trong khu vực đóng góp 10 cái tên và chia thành 5 danh sách xoay vòng qua các năm. Tên “Trà Mi” trong năm 2024 chính là một trong những cái tên được đề xuất từ Việt Nam và khi đến lượt, nó được gán cho cơn bão mới hình thành tại phía Đông Philippines vào sáng sớm ngày 22/10.
Việc đặt tên cho các cơn bão không chỉ nhằm mục đích đơn giản hóa công tác dự báo và cảnh báo, mà còn mang lại ý nghĩa lớn trong việc truyền tải thông tin tới người dân. Những cái tên cụ thể, dễ nhớ giúp các phương tiện truyền thông dễ dàng đưa tin hơn, đồng thời giúp người dân nắm bắt kịp thời các cảnh báo, từ đó có kế hoạch ứng phó kịp thời.
Mỗi cơn bão đều được gán một mã số (ID) cụ thể, ví dụ như bão Trà Mi có mã số 2420, tức là cơn bão thứ 20 trong năm 2024. Quy trình này giúp phân biệt các cơn bão với nhau, đặc biệt trong các trường hợp có nhiều cơn bão hoạt động cùng lúc trên khu vực.
Trong một số trường hợp đặc biệt, tên của những cơn bão có thể bị loại bỏ khỏi danh sách nếu chúng gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Ví dụ, cơn bão Saomai (được đề xuất bởi Việt Nam) từng bị Hàn Quốc yêu cầu loại bỏ do gây hậu quả nghiêm trọng. Tương tự, Việt Nam cũng đã đề nghị loại bỏ tên bão Chanchu vì những thiệt hại lớn mà cơn bão này gây ra tại nước ta.
Theo thống kê, từ năm 2015 đến 2023, có khoảng 7 cơn bão mang tên tiếng Việt từng tồn tại và đi vào Biển Đông. Những cái tên như Vàm Cỏ, Sơn Ca, Sơn Tinh, Côn Sơn, Sao La đều đã để lại dấu ấn trong lịch sử bão tại khu vực này. Đặc biệt, cơn bão Vamco (bão số 13 năm 2020) khi vào Biển Đông đã đạt cường độ mạnh cấp 12, gây ra những thiệt hại lớn cho khu vực.
Hồi 13 giờ ngày 22/10, vị trí tâm bão Trà Mi ở vào khoảng 13,5 độ Vĩ Bắc; 126,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông miền Trung Philippin. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 15-20km/h. Dự báo vào 13h ngày 24/10, bão sẽ đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 6 với sức gió cấp 10, giật cấp 12. Từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km, cường độ tiếp tục mạnh thêm.
Khi kết thúc mô hình tổng cục, Bộ Công Thương sẽ chuyển giao Cục Quản lý thị trường về UBND các tỉnh, thành phố quản lý, đồng thời kiến nghị thành lập các Chi cục quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương.
Chiều 8/1, tại xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, Binh chủng Hóa học phối hợp với Quân khu 1, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Binh chủng Thông tin liên lạc, tổ chức diễn tập phòng thủ dân sự ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia năm 2024.
Hà Nội đề xuất Thủ tướng cho xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào Tô Lịch, tổng đầu tư khoảng 550 tỷ đồng bằng ngân sách của thành phố.
Chuyển đổi xe buýt xanh và nâng cao chất lượng dịch vụ là hai nhiệm vụ trọng tâm mà Tổng công ty vận tải Hà Nội được UBND thành phố giao tại buổi tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai kế hoạch công tác năm 2025.
Trong khuôn khổ của Hội thảo “Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng - TOD’’, sáng 8/1, Đại sứ quán Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam và Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trên lĩnh vực đường sắt đô thị.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sáng 8/1, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn yêu cầu ngành giao thông vận tải Thủ đô cần tập trung giải quyết nạn ùn tắc giao thông, triển khai đề án giao thông thông minh và đề xuất cơ chế phát triển đường sắt đô thị.
0