Vì sao gói tín dụng nhà ở xã hội gặp khó?
Gói tín dụng cho vay mua nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP được triển khai từ năm 2016 tại Ngân hàng Chính sách xã hội và bốn ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước gồm Agribank, BIDV, VietinBank, Vietcombank. Hiện mức lãi suất áp dụng đang là 4,8%/năm, thấp hơn nhiều so với mặt bằng lãi suất cho vay mua nhà nói chung. Tuy nhiên đến nay, sau 7 năm triển khai về phía chủ đầu tư chưa có doanh nghiệp nào tiếp cận được gói vay này.
Theo ông Nguyễn Xuân Bắc, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), đây là gói mà cơ chế cho vay là các ngân hàng cho vay và được cấp bù lãi suất, tuy nhiên đến thời điểm hiện nay, các ngân hàng không có nguồn cấp bù để triển khai.
Không chỉ các doanh nghiệp mà ngay cả người dân vay vốn để mua nhà, sửa chữa nhà ở cũng gặp một số khó khăn vướng mắc trong quá trình làm thủ tục. Hơn nữa khách hàng của Ngân hàng Chính sách xã hội chủ yếu là các hộ gia đình nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo ở các vùng khó khăn. Do vậy nhu cầu vay mua nhà ở hầu như là không có, trước những vấn đề còn tồn tại các ngành chức năng đang nghiên cứu sửa đổi Nghị định 100 này. Cùng với đó đẩy mạnh cho vay nhà ở xã hội thông qua gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng. Thế nhưng tiến độ giải ngân gói này cũng vẫn còn chậm.
Ông Nguyễn Hưng – Tổng Giám đốc ngân hàng TpBank cho biết: "Về phía các nhà phát triển BĐS thì rõ ràng lợi nhuận biên không nhiều nên kém hấp dẫn. Chưa kể những pháp lý hiện nay để mà hoàn thiện để có một dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân và nhà ở cho người thu nhập thấp thì nó khá là khó. Còn về phía người vay, đúng là các điều kiện để đáp ứng được vay theo các dự án đấy cũng không đơn giản. Và ngoài ra có một vấn đề khó với chúng tôi là vừa rồi sau dịch Covid-19, người dân gặp rất nhiều khó khăn, công nhân và người có thu nhập thấp đi vay tín chấp tiêu dùng rất là nhiều và sau đấy lịch sử tín dụng của họ bị xấu. Đây cũng là một trong những rào cản mà họ không thể tiếp cận tín dụng được".
Do vậy trước mắt cần phải có thêm nhiều giải pháp để khuyến khích doanh nghiệp ưu tiên phát triển loại hình nhà ở xã hội. Thêm vào đó, đơn giản hóa thủ tục hành chính cũng sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân các gói tín dụng cho nhà ở xã hội.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, từ ngày 1/8/2024 đến trước ngày 30/6/2025, Hà Nội tiến hành kiểm kê đất đai và quyết tâm hoàn thành Dự án đầu tư xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trong năm 2025.
Sau một thời gian tạm lắng, giá rao bán đất nền ven đường Vành đai 4 tiếp tục được đẩy lên. Nhiều chuyên gia cho rằng đất tại các khu vực này từng tăng giá nhiều lần, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ trước khi xuống tiền.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599 ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 trên địa bàn thành phố.
Theo Luật Đất đai 2024, giá đất được xây dựng theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, hiểu giá trị trường như thế nào? Làm sao có bảng giá đất phù hợp? Những câu hỏi này xuất phát từ rất nhiều vướng mắc trong thực tiễn đòi hỏi cơ quan chức năng phải giải quyết.
Xu hướng bất động sản thế giới hướng đến tiêu chí xanh và Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc đua này. Số lượng dự án xanh hiện tại vượt xa mục tiêu đề ra, cho thấy nỗ lực chuyển đổi mạnh mẽ của ngành bất động sản Việt Nam.
0