Vì sao Hà Nội chìm trong sương mù dày đặc ?
Chưa năm nào ngay từ trong năm thời tiết đã nồm ẩm nhiều đến vậy. Vậy trạng thái này kéo dài bao lâu?
Dự báo từ 2/2 đến 7/2, khu vực phía Đông dãy Hoàng Liên Sơn tiếp tục có mưa nhỏ, mưa phùn trộn lẫn sương mù về đêm và sáng. Độ ẩm tương đối trong không khí xấp xỉ mức bão hòa 100%.
Về trưa và chiều, mưa tạnh, trời ấm lên, có lúc hửng nắng, nhiệt độ cao nhất tăng lên mức 22 - 25 độ C.
Nguyên nhân vì sao có hiện tượng nồm ẩm?
Lý giải về hiện tượng này các chuyên gia cho biết, do ngoài trời ấm dần nhưng nhiệt độ trong nhà vẫn chưa tăng kịp, kết hợp với độ ẩm cao, lượng hơi nước ngưng tụ trên các bề mặt nhiều hơn, nhất là ở các khu nhà thấp tầng, gây ra nồm ẩm.
Mưa phùn buổi sáng, về chiều trời tạnh ráo và hửng nắng ấm là điều kiện thuận lợi gây hiện tượng nồm ẩm.
Lý giải về hiện tượng sương mù dày đặc diễn ra tại Hà Nội vào sáng ngày 2/2, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn cho biết, có nhiều nguyên nhân gây ra sương mù.
Sương mù ở nước ta thường xảy ra vào các tháng từ cuối mùa thu đến cuối mùa, nhiều và mạnh nhất vào các tháng mùa đông nên sương mù như hiện tại là hiện tượng bình thường.
Ông Lâm cũng khuyến cáo người dân cần lưu ý khi hoạt động ngoài trời, bảo vệ sức khoẻ trong điều kiện ô nhiễm không khí như hiện nay. Đồng thời, khi tham gia giao thông, đặc biệt trên quốc lộ, sương mù sẽ làm hạn chế tầm nhìn nên mọi người cần kiểm soát tốc độ khi di chuyển.
Dự báo từ 8/2 (tức ngày 29 Tết), nồm ẩm chấm dứt khi một khối không khí lạnh mạnh tràn xuống gây mưa rét cho miền Bắc.
Không gian nồm ẩm, dễ gây bệnh, cách phòng chống?
Thời tiết nồm ẩm là môi trường mà virus, vi khuẩn sinh sôi, phát triển dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, các bệnh về đường tiêu hóa, một số bệnh ngoài da và dị ứng gia tăng.
Quần áo phơi lâu khô, thức ăn dễ bị ôi thiu, nấm mốc. Ngoài ra, nồm ẩm còn gây hại cho đồ nội thất, các thiết bị điện tử trong nhà.
- Luôn đóng kín cửa: Nhiều người có thói quen mở cửa để đón gió nhằm giúp nhà thoáng hơn và mong gió sẽ làm khô sàn. Nhưng những cơn gió mang độ ẩm cao thổi vào nhà chỉ khiến nhà thêm ẩm ướt.
- Không bật quạt: Hơi gió không làm cho mọi thứ khô ráo hơn mà còn làm hơi nước ngưng tụ khiến độ ẩm trong nhà càng tăng cao. Vì vậy, không nên bật quạt trong ngày nồm ẩm.
- Dùng giẻ khô lau sàn là một cách thấm hút giúp sàn nhà nhanh khô hơn.
- Ngừng nguồn ẩm bằng cách sửa chữa những chỗ bị rò rỉ nước trong nhà.
- Bố trí quạt thông gió phòng bếp và phòng tắm để không khí được thông thoáng.
- Giảm độ ẩm trong nhà bằng máy hút ẩm, điều hòa: Độ ẩm lý tưởng khoảng 40 - 60%.
Từ đầu tháng 10 đến nay, lực lượng chức năng Hà Nội phát hiện, xử lý trên 7.600 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông thuộc nhóm tuổi học sinh,trong đó hơn 6.600 trường hợp không đội mũ bảo hiểm.
Nhiểu biển báo giao thông trên đường nối Khu du lịch thắng cảnh Hương Sơn (Hà Nội) đến khu du lịch Tam Chúc – Khả Phong (Hà Nam) đã bị hư hỏng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Chiều nay, 4/11, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt 50 đại biểu tiêu biểu dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố lần thứ IV năm 2024 diễn ra trong hai ngày 4 và 5/11 tại Hà Nội.
Cục Đường sắt Việt Nam vừa trình Bộ Giao thông Vận tải xem xét, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Bộ Công an vừa công bố Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ, trong đó mức phạt cho lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng được đề xuất sẽ tăng thêm 2 triệu đồng từ năm 2025.
Số liệu vừa được Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra cho thấy, tính đến tháng 9, cả nước có trên 77 triệu xe máy đăng ký, đưa tỷ lệ sở hữu xe máy lên tới 770 xe/1000 dân, thuộc hàng cao nhất thế giới.
0