Vì sao Israel lại tấn công bệnh viện Al-Shifa ở Gaza?

Lực lượng Israel tuần trước đã phát động một chiến dịch quân sự mới nhằm vào Al-Shifa, bệnh viện lớn nhất ở Gaza, khiến cơ sở y tế này một lần nữa lại được chú ý.

Kênh CNN (Mỹ) cho biết tính đến ngày 28/3, chiến dịch này đã kéo dài 11 ngày. Đây là lần thứ hai Israel khám xét bệnh viện Al-Shifa. Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) lần đầu đột kích Al-Shifa vào tháng 11/2023. Chiến dịch khi đó khiến tòa nhà chính của cơ sở y tế này hư hại nặng nề và phải ngừng hoạt động.

Cuộc đột kích cũng diễn ra bất chấp việc IDF hồi tháng 1 tuyên bố họ đã hoàn việc triệt phá cấu trúc chỉ huy của Hamas ở phía bắc Gaza.

Trong khi IDF cho biết dân thường, bệnh nhân và nhân viên y tế đã được sơ tán trong chiến dịch, thì người dân Palestine ở bên trong bệnh viện Al-Shifa và khu vực xung quanh cho biết đã có thương vong xảy ra. Quân đội Israel cũng bắt giữ dân thường và phá huỷ quy mô lớn tại khu phức hợp.

Giao tranh ác liệt xung quanh bệnh viện cũng đã được cả Israel, Hamas và dân thường ở đây xác nhận, trong khi các quan chức Liên Hợp Quốc khẳng định không được phép biến bệnh viện thành chiến trường.

Vì sao Israel lại tấn công Al-Shifa?

Khói bốc lên trong cuộc đột kích của Israel tại bệnh viện Al-Shifa và khu vực xung quanh bệnh viện, trong bối cảnh xung đột đang diễn ra giữa Israel và nhóm Hồi giáo Palestine Hamas, tại Thành phố Gaza, Gaza vào ngày 21 tháng 3 năm 2024.

Lực lượng Israel bắt đầu hoạt động ở khu vực bệnh viện từ  ngày 18 tháng 3, cho biết họ đang tiến hành “các hoạt động tác chiến chính xác chống lại những kẻ khủng bố” đặt tại Al-Shifa – một tuyên bố lặp lại như trong cuộc đột kích vào tháng 11.

IDF đã quay trở lại Al-Shifa mặc dù Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant hồi tháng 1 thông báo rằng giai đoạn hoạt động căng thẳng nhất ở phía bắc Gaza đã hoàn tất.

Phát biểu với các binh sỹ trong một video được Bộ Quốc phòng chia sẻ, ông Gallant hôm 26 tháng 3 đã ca ngợi chiến dịch này, nói rằng bệnh viện đã được tiếp cận “trong nháy mắt” và các thành viên Hamas vẫn đang ẩn náu tại bệnh viện “đang cân nhắc tương lai của họ: đầu hàng hay cái chết”.

Trong suốt chiến dịch kéo dài 11 ngày, quân đội Israel cho biết họ đã bắt giữ hàng trăm chiến binh Hamas và phong trào Jihad trong và xung quanh bệnh viện, đồng thời tiêu diệt hàng chục người khác.

Ngày 28/3, IDF tuyên bố đã tiêu diệt khoảng 200 chiến binh trong khu vực bệnh viện kể từ khi bắt đầu chiến dịch. IDF cũng cáo buộc rằng những tay súng này đã bắn vào binh sĩ lực lượng này từ bên trong và bên ngoài tòa nhà cấp cứu tại bệnh viện.

Từ nhiều năm qua, Israel đã tuyên bố rằng các chiến binh Hamas thường trú ẩn trong các nhà thờ Hồi giáo, bệnh viện và những địa điểm dân sự khác để tránh các cuộc tấn công của Israel. Trong khi đó, Hamas đã nhiều lần phủ nhận các cáo buộc này.

Các quan chức Israel đã lặp lại lời cáo buộc kể từ ngày 7 tháng 10, và sau cuộc đột kích đầu tiên của họ vào tháng 11, IDF đã đưa phóng viên CNN đến Gaza để xem một trục đường hầm mới lộ ra được phát hiện tại khuôn viên Bệnh viện Al-Shifa.

Tuy nhiên, bằng chứng này không thể khẳng định chắc chắn rằng có một trung tâm chỉ huy của Hamas bên dưới bệnh viện như Israel đã tuyên bố.

Người Palestine nói gì?

Bộ Y tế Gaza cho biết khoảng 3.000 người đang trú ẩn tại bệnh viện Al-Shifa vào thời điểm xảy ra cuộc đột kích gần đây và cho biết thêm rằng những người cố gắng rời đi cũng trở thành mục tiêu của các tay súng bắn tỉa và hỏa lực từ trực thăng của Israel.

Hamas cáo buộc Israel tấn công các mục tiêu “không quan tâm” đến bệnh nhân hoặc nhân viên y tế bên trong bệnh viện. Những người có mặt tại khu phức hợp cũng đồng tình với tuyên bố này.

Hàng trăm người trú ẩn vẫn bị mắc kẹt trong bệnh viện trong nhiều ngày – với rất ít thức ăn hoặc nước uống – và được quân đội Israel cảnh báo rằng họ sẽ bị bắn nếu rời bệnh viện mà không nhận được chỉ thị sơ tán trước. Các nhân chứng cho biết nhiều nhân viên y tế và thường dân khác đã bị quân đội Israel bắt giữ.

Người dân Palestine rời khỏi khu vực với một số vật dụng sau khi lực lượng Israel bao vây bệnh viện Al-Shifa bằng xe tăng vào ngày 18 tháng 3 năm 2024

Người dân ở khu vực xung quanh bệnh viện Al-Shifa nói với CNN rằng tiếng súng dữ dội đã vang lên ở khu vực lân cận. Một gia đình cho biết nhà của họ bị pháo kích và trẻ em - một số vẫn còn sống - bị chôn vùi dưới đống đổ nát.

Luật pháp quốc tế nghiêm cấm việc nhắm mục tiêu vào bệnh viện trong thời chiến, nhưng có ngoại lệ nếu các tay súng đối phương sử dụng cơ sở này để tấn công kẻ thù.

Phản ứng của cộng đồng quốc tế

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã lên án cuộc đột kích của Israel, nhấn mạnh rằng “các bệnh viện không bao giờ nên trở thành chiến trường”.

“Chúng tôi vô cùng lo lắng về tình hình tại Bệnh viện Al-Shifa ở phía bắc Gaza. Cuộc khủng hoảng đang gây nguy hiểm cho các nhân viên y tế, bệnh nhân và dân thường,” ông Ghebreyesus viết trên X ngày 18 tháng 3. Ông cũng kêu gọi bảo vệ các bệnh viện và chấm dứt chiến sự tại Gaza.

WHO và các nhóm nhân đạo khác đã cảnh báo về nạn đói đang đến gần ở phía bắc Gaza. Vào ngày xảy ra cuộc đột kích, quan chức viện trợ nhân đạo hàng đầu của Mỹ cho rằng lời cảnh báo về nạn đói sắp bùng phát ở phía bắc Gaza là “một cột mốc khủng khiếp” và kêu gọi Israel mở thêm các tuyến đường bộ để đưa viện trợ vào vùng đất này.

Trong một tuyên bố, Tổng Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) Samantha Power cho biết: “Mức độ đói và suy dinh dưỡng thảm khốc” được nêu chi tiết “là không thể tưởng tượng được trong thời đại hiện nay, nhưng đối với hàng trăm nghìn người Palestine ở Gaza, đây là một thực tế”./.

(Theo CNN)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tờ Moskovsky Komsomolets của Nga dẫn thông tin từ ấn phẩm “Chính trị đất nước” đưa tin sáng 21/11, Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan, miền Nam nước này nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine.

Lực lượng không quân Ukraine thông báo Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa vào Ukraine hôm thứ Năm. Đây là lần đầu tiên trong cuộc chiến, Nga sử dụng một loại vũ khí mạnh mẽ, có khả năng hạt nhân với tầm bắn hàng nghìn km.

Ukraine cáo buộc Nga tập kích thành phố Dnipro bằng loạt vũ khí, trong đó có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, nhấn mạnh không có thiệt hại đáng kể. Tên lửa này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đi xa hàng nghìn km.

Hãng thông tấn SANA của Syria đưa tin, ngày 20/11, Israel đã tiến hành không kích vào thành phố lịch sử Palmyra của Syria, khiến 36 người thiệt mạng và hơn 50 người khác bị thương. Đây là một trong các cuộc tập kích gây thương vong lớn nhất tại Syria trong những tháng qua.

Ngày 20/11, Bộ Quốc phòng Nga thông báo lực lượng trung đoàn tác chiến đặc biệt đã giành quyền kiểm soát khu định cư Ilyinka tại tỉnh Donetsk của Ukraine.

Nga cáo buộc Ukraine phóng tên lửa đạn đạo ATACMS vào tỉnh biên giới Bryansk, đánh dấu giai đoạn xung đột mới. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đặt mục tiêu chấm dứt xung đột vào năm 2025.