Vì sao Israel run sợ trước Tòa án hình sự quốc tế?
Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) được cho là đang lên kế hoạch buộc tội các nhân vật chính trị và quân sự hàng đầu của Israel về tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người ở Gaza.
Truyền thông Israel đưa tin lệnh bắt giữ có thể được ban hành ngay trong tuần này và Israel đã đề nghị Mỹ gây áp lực để ngăn cản tòa án ban hành lệnh này.
Theo hãng tin Reuters, ICC đã nói chuyện với các nhân viên y tế ở Gaza để hỏi về các tội ác chiến tranh có thể xảy ra, khiến người ta càng tin rằng lệnh bắt sắp được ban hành.
Vào tháng 3 năm 2021, một cuộc điều tra của ICC về hành vi của Israel ở Gaza cũng như Bờ Tây và Đông Jerusalem bị chiếm đóng kể từ năm 2014 đã được khởi động, dưới sự chỉ đạo của cựu Công tố viên ICC Fatou Bensouda.
Vào tháng 11 năm ngoái, Bangladesh, Bolivia, Comoros, Djibouti và Nam Phi đã kiện hành vi của Israel ra tòa một lần nữa, dẫn đến việc Công tố viên hiện tại Karim Khan tuyên bố rằng cuộc điều tra đang diễn ra đã được mở rộng để bao gồm cả bạo lực kể từ khi cuộc chiến mới nhất của Israel ở Gaza bắt đầu vào tháng 10. Một tháng sau, trong chuyến thăm Bờ Tây và Israel, ông Karim Khan cho biết tòa án sẽ điều tra tội ác của cả Israel và Hamas kể từ ngày 7 tháng 10.
Tại sao một cuộc điều tra đã được tiến hành trong ba năm lại đột ngột khiến Israel lo ngại như vậy?
Mối quan hệ Israel và ICC
Israel không phải là bên ký kết Quy chế Rome, hiệp ước thành lập Tòa án Hình sự quốc tế ICC, và do đó, không công nhận thẩm quyền của ICC và Mỹ cũng vậy. Thông thường, điều đó có nghĩa là tòa án không thể điều tra Israel; tuy nhiên, quyền tài phán của tòa mở rộng đối với các tội ác được thực hiện bởi một quốc gia thành viên hoặc trên lãnh thổ của một trong các quốc gia thành viên. Palestine đã được kết nạp làm thành viên vào năm 2015.
Do đó, tòa án có quyền điều tra các tội ác nghiêm trọng và ban hành lệnh bắt giữ đối với bất kỳ ai - kể cả binh lính và quan chức Israel - có liên quan đến việc gây ra tội ác tàn bạo ở Bờ Tây hoặc Gaza.
Theo các hãng tin Israel, Thủ tướng Benjamin Netanyahu, Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant và Tham mưu trưởng quân đội Herzi Halevi đều có thể nhận được lệnh bắt giữ trong những ngày tới, điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến sự nghiệp chính trị và quân sự của họ.
Tuần trước, ông Netanyahu cho biết trên mạng xã hội rằng Israel sẽ "không bao giờ chấp nhận bất kỳ nỗ lực nào của ICC nhằm làm suy yếu quyền tự vệ vốn có của họ".
Các chuyên gia pháp lý nói với Al Jazeera rằng bất kỳ cáo trạng nào cũng sẽ liên quan đến việc Israel bỏ đói dân thường ở Gaza và quyết định của Hamas bắt giữ người Israel trong các cuộc tấn công bất ngờ của họ vào ngày 7 tháng 10.
Adil Haque, giáo sư luật tại Đại học Rutgers ở New Jersey, cho biết: “hai cáo buộc này dễ truy ra lãnh đạo cấp cao nhất (của cả hai bên)”.
Cuộc chiến của Israel ở Gaza đã giết chết gần 35.000 người Palestine, khiến vùng đất này đứng bên bờ vực nạn đói và khiến gần như toàn bộ hơn 2 triệu người dân sống ở đó phải rời bỏ nhà cửa.
Israel đã biện hộ hành vi của mình trong cuộc chiến với lý do tự vệ sau cuộc tấn công do Hamas phát động vào ngày 7 tháng 10 nhằm vào miền nam Israel, làm 1.139 người chết và bắt giữ khoảng 250 người.
Israel kể từ đó đã phải đối mặt với cáo buộc diệt chủng tại Tòa án Công lý quốc tế (ICJ), tòa án cao nhất của Liên hợp quốc, giống như ICC, có trụ sở tại The Hague.
Các chuyên gia tin rằng cáo trạng của ICC có thể làm suy yếu thêm tính hợp pháp của cuộc chiến của Israel ở Gaza và làm phức tạp thêm mối quan hệ đặc biệt của nước này với các đồng minh châu Âu là thành viên của Quy chế Rome.
Hugh Lovatt, chuyên gia chính sách cấp cao và chuyên gia về Israel-Palestine của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu, cho rằng: “đây sẽ là một thời điểm quan trọng đối với chính ICC, đối với Israel và quan trọng không kém đối với các đồng minh của Israel”.
Hậu quả chính trị
Trong số ba người được coi là đối tượng có thể bị ICC ban lệnh bắt giữ, ông Netanyahu sẽ phải đối mặt với tình thế khó xử nhất. Ông đang đấu tranh cho sự nghiệp chính trị của mình khi phải ra tòa vì tội tham nhũng và vì những sai sót về an ninh đã dẫn đến vụ tấn công ngày 7 tháng 10.
Với tư cách là nguyên thủ quốc gia, ông có thể bị cấm đến thăm Liên minh châu Âu. Về mặt lý thuyết, khi ông đến châu Âu, tất cả các quốc gia thành viên bắt buộc phải bắt giữ ông theo nghĩa vụ được quy định trong Quy chế Rome.
“Có 120 thành viên (của ICC) về nguyên tắc sẽ có nghĩa vụ bắt giữ họ nếu họ bước chân vào những quốc gia đó, và có lập luận rằng bất kỳ quốc gia nào – cho dù không phải là thành viên của tòa án – đều có thể bắt giữ họ”.
Tiêu chuẩn kép
Theo Lovatt, lệnh bắt giữ của ICC đối với các quan chức Israel có thể có ý nghĩa rõ ràng đối với các đồng minh châu Âu của Israel, những người sẽ buộc phải cân bằng mối quan hệ đặc biệt của họ với Israel với sự ủng hộ bề ngoài của họ đối với trật tự dựa trên quyền quốc tế.
“Nếu họ bao che cho Israel một lần nữa, thì điều đó sẽ càng nhấn mạnh – trong mắt nhiều quốc gia khác ở Nam bán cầu – rằng phương Tây đang áp dụng tiêu chuẩn kép một cách rõ ràng, và điều đó sẽ làm suy yếu… trật tự luật pháp quốc tế".
Có khả năng các đồng minh thân cận của Israel cũng có cam kết với ICC, như Pháp, Đức và Anh, nhưng vẫn từ chối bắt giữ các nhà lãnh đạo Israel bị truy tố đến thăm đất nước của họ.
Một động thái như vậy sẽ gây tổn hại đến uy tín toàn cầu của tòa án, nhưng nó sẽ không phải là chưa từng có. Năm 2009, ICC đã truy tố Omar al-Bashir, cựu tổng thống Sudan, vì tội ác chiến tranh, nhưng các quốc gia châu Phi từ chối tuân thủ lệnh bắt giữ của ICC.
Tuy nhiên, châu Âu có thể giáng cho tòa án một đòn chí mạng nếu từ chối tuân thủ lệnh bắt giữ của ICC đối với các quan chức Israel. Điều đó có thể đặt ra tiền lệ là các bên ký kết Quy chế Rome có thể bác bỏ lệnh bắt giữ của ICC hoặc rút khỏi tòa án. Đó sẽ là một cuộc khủng hoảng lớn đối với Tòa án Hình sự quốc tế.
Không giống như truyền thống, năm nay, một nhóm ông già Noel tại thủ đô Argentina đã đổi xe trượt tuyết của họ lấy một đoàn xe máy đi phát quà, nhằm mang lại niềm vui và không khí lễ hội cho trẻ em tại các bệnh viện trên khắp thành phố.
Lễ hội Băng Tuyết Cáp Nhĩ Tân lần thứ 26 chính thức khai mạc vào cuối tuần qua tại thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc, mở ra một thế giới trải nghiệm kỳ diệu như trong mơ dành cho du khách trong nước và quốc tế.
Một chiếc trực thăng đã đâm vào một bệnh viện ở phía tây nam Thổ Nhĩ Kỳ vào Chủ nhật, khiến bốn người thiệt mạng, gồm hai phi công, một bác sĩ và một nhân viên trên máy bay. Không có ai bên trong tòa nhà hoặc trên mặt đất bị thương.
Cảnh sát Nigeria ghi nhận đã có ít nhất 13 người thiệt mạng trong hai vụ giẫm đạp nhận quà từ thiện tại nước này, đa số các nạn nhân là phụ nữ và trẻ em.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn nhà sản xuất chương trình truyền hình thực tế Mark Burnett làm đặc phái viên của ông tại Vương quốc Anh. Lựa chọn này cần được Thượng viện Mỹ phê duyệt.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết, nước này đang đàm phán với Nga và Ukraine về giải pháp duy trì trung chuyển khí đốt qua Ukraine, đồng thời khẳng định Budapest không muốn từ bỏ tuyến đường này.
0