Vì sao không nên chủ quan với bệnh đậu mùa khỉ?

Tốc độ lây truyền của bệnh đậu mùa khỉ rất nhanh và có những biến chứng phần lớn từ các nốt phát ban, nếu để nhiễm trùng có thể dẫn đến hoại tử, ảnh hưởng đến phổi, nhiễm trùng máu, mất nước, viêm não.

Ca mắc đậu mùa khỉ mới chưa rõ nguồn lây

Sau khi xuất hiện 2 ca bệnh đậu mùa khỉ vừa được ghi nhận tại Đồng Nai và Bình Dương, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) đã đề nghị tăng cường điều trị trường hợp dương tính, tránh tử vong, không để xảy ra lây nhiễm chéo, lây nhiễm đối với nhân viên y tế.

Cục Y tế Dự phòng lưu ý cần chủ động, phối hợp, khẩn trương điều tra kỹ tất cả các trường hợp tiếp xúc với trường hợp dương tính với đậu mùa khỉ nêu trên để xác định nguồn lây nhiễm, nhằm quản lý, xử lý kịp thời ổ dịch (nếu có), không để dịch lây lan rộng ra cộng đồng.

Hiện Việt Nam ghi nhận có 2 ca mắc đậu mùa khỉ ở Đồng Nai và Bình Dương. Ảnh: Bộ Y tế

Các đơn vị y tế tổ chức điều trị trường hợp dương tính, tránh tử vong, không để xảy ra lây nhiễm chéo, lây nhiễm đối với nhân viên y tế trong quá trình chăm sóc, điều trị. Bằng nhiều hình thức, thực hiện công tác truyền thông cho người dân về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống, không để người dân hoang mang, lo lắng không cần thiết.

Trao đổi với báo chí, PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng sự kiện y tế công cộng nhận định, hiện ca mắc đậu mùa khỉ mới chưa rõ nguồn lây. Do đó, cần giám sát, điều tra dịch tễ xem trường hợp này có tiếp xúc với những người đi từ vùng dịch về không. Ngoài ra, cần giám sát ở cộng đồng xem có bệnh nhân nào mới không. Từ đó, giúp đánh giá, xem nguy cơ lây lan bệnh. Mặt khác, cần tăng cường giám sát ở cửa khẩu, đặc biệt là những người từ vùng dịch về.

PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, người dân không nên quá hoang mang, nhưng cũng tuyệt đối không được chủ quan. Người dân cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh cá nhân, như: Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, rửa tay xà phòng, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường...

“Theo tôi, nguy cơ bùng phát bệnh đậu mùa khỉ thành dịch lớn là thấp. Bởi, đây không phải là bệnh lây trong những nhóm cộng đồng lớn. Điều cần thiết là đánh giá nguy cơ. Nguy cơ đến đâu, đáp ứng đến đó. Nhờ vậy, dịch sẽ không rơi vào tình trạng bùng phát mất kiểm soát. Đồng thời, không gây tốn kém nguồn lực. Bởi, hiện nay, có rất nhiều bệnh dịch khác đang bùng phát như sốt xuất huyết, tay chân miệng…” – ông Phu nhấn mạnh.

 Vào ngày 23/7/2022, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu do tốc độ lây truyền nhanh, nguy cơ về sự lan rộng hơn nữa tới các quốc gia khác.

BS Đỗ Hồng Hiên, chuyên gia dịch tễ của Tổ chức WHO tại Việt Nam cho biết, bệnh đậu mùa khỉ thường khỏi sau vài tuần, tuy nhiên cũng có biến chứng. Biến chứng đậu mùa khỉ phần lớn từ các nốt phát ban nếu để nhiễm trùng có thể dẫn đến hoại tử, ảnh hưởng đến phổi, nhiễm trùng máu, mất nước, viêm não.

Chưa có bộ kit xét nghiệm đậu mùa khỉ

Khó khăn hiện nay là Việt Nam chưa có bộ kít xét nghiệm bệnh đậu mùa khỉ. Theo các chuyên gia, trước mắt chẩn đoán bệnh cần dựa vào triệu chứng lâm sàng để sàng lọc. Sau này có các chẩn đoán cận lâm sàng đặc hiệu sẽ áp dụng. 

Viện trưởng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh -PGS.TS Nguyễn Vũ Trung cho hay, việc chẩn đoán một người có bị đậu mùa khỉ hay không cũng tốn thời gian để làm hai xét nghiệm PCR tìm chủng virus, hoặc giải trình tự gene virus. Việc kết quả xét nghiệm khẳng định chậm có thể dẫn đến chậm điều trị, gây nguy cơ biến chứng.

Do khó trong việc chẩn đoán bệnh, ca bệnh lâm sàng không điển hình. vì vậy chúng ta cần truyền thông để các ca có triệu chứng chủ động đến cơ sở khám chữa bệnh sớm để bảo vệ mình và cộng đồng.

Khan hiếm vaccine đặc hiệu 

Bệnh đậu mùa khỉ chưa có vaccine đặc hiệu, trên thế giới hiện chỉ tiêm vaccine đậu mùa. Theo WHO, đến nay, kết quả một số nghiên cứu cho thấy vaccine đậu mùa trước đây có hiệu quả nhất định trong việc phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.

Hiện một số ít quốc gia đã phê duyệt sử dụng vaccine phòng bệnh đậu mùa/đậu mùa khỉ thế hệ mới (thế hệ 2, 3) để sử dụng phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ.

Tới thời điểm ngày 18/7/2022, WHO không khuyến cáo việc tiêm vaccine phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ rộng rãi do virus đậu mùa khỉ không dễ dàng lây lan. Các dữ liệu nghiên cứu về hiệu quả của vaccine phòng đậu mùa/đậu mùa khỉ thế hệ mới vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu.

Theo thông tin từ CDC Hoa Kỳ, có 2 loại vaccine được FDA cấp phép sử dụng. Đây đều là vaccine có thành phần virus sống, sử dụng 2 liều, mỗi liều cách nhau 4 tuần, cho những người trên 18 tuổi, tuy nhiên vẫn đang thảo luận về cách sử dụng, đó là sử dụng vaccine trước hay sau khi phơi nhiễm. Trong khuyến cáo thì sử dụng cho nhóm nguy cơ rất cao, người phơi nhiễm, mà không sử dụng đại trà.

Tổng hợp

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện về tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, trong đó, chỉ đạo Bộ Y tế nghiên cứu, đề xuất biện pháp quản lý.

Từ năm nay, Bộ Y tế sẽ tiến hành mua vaccine cho các đối tượng trong chương trình tiêm chủng mở rộng và phân bổ cho các tỉnh, thành phố theo nhu cầu.

Ngày 13/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp Tiến sĩ Saia Ma’u Piukala, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, trong tuần qua, TP.HCM ghi nhận 339 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (tăng 12% so với trung bình 4 tuần trước).

Việt Nam là nước ASEAN duy nhất thực hiện ghép tạng trên 1.000 ca/năm, trong đó tạng từ người hiến chết não chiếm 6%, tạng hiến từ người sống 94%.

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 3 đến 10/5), thành phố ghi nhận 25 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 13 trường hợp so với tuần trước đó.