Vì sao lãi suất huy động tăng?

Sau thời gian dài hạ lãi suất, tháng qua, gần 20 ngân hàng đã nâng lãi suất tiền gửi. Động thái tăng lãi suất của nhiều ngân hàng đang là tâm điểm đáng chú ý trên thị trường tiền tệ và điều đặc biệt là làn sóng này đang lan rộng ra nhiều ngân hàng chứ không chỉ ở một vài ngân hàng.

Đa phần các ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất huy động từ 0,1% - 0,5%, có nơi điều chỉnh mạnh 0,5%-0,9%. Cụ thể, tới ngày 7/5, ghi nhận không có nhà băng nào giảm lãi suất từ đầu tháng đến nay. Ngân hàng tăng lãi suất mạnh nhất là CBBank với mức tăng 0,9%, áp dụng cho các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Nhiều nhà băng khác như Sacombank, TPBank, VIB, BVBank, Shinhan Bank, GPBank, BacABank cũng tăng lãi suất tiết kiệm từ 0,1% tới 0,5%.

Nhóm ngân hàng “Big4”: Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank vẫn giữ nguyên lãi suất huy động so với tháng 4/2024.

Trong tháng 4 vừa qua, gần 20 ngân hàng đã nâng lãi suất tiền gửi.

Hai tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng âm 0,72%. Đến hết tháng 3/2024, tín dụng cả hệ thống vào nền kinh tế mới tăng trở lại, đạt 0,9%. Tuy nhiên đây vẫn là một mức tăng khá khiêm tốn.

Theo PGS.TS Phạm Tuấn Anh, Trưởng khoa Tài chính - Ngân hàng - Trường Đại học Thương mại, sang đến quý II, sản xuất có khuynh hướng hồi phục, doanh nghiệp có đơn hàng đủ để đảm bảo sản xuất đến hết quý III, do đó nhu cầu về vốn sẽ tăng lên.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, hết tháng 3 huy động vốn của các tổ chức tín dụng giảm 0,76% so với cuối năm 2023, trong khi cùng thời điểm năm ngoái tăng gần 1,2%. Như vậy việc các ngân hàng tăng lãi suất huy động, thu hút tiền gửi bổ sung thanh khoản cũng là điều dễ hiểu khi ngân hàng cũng cần phải chuẩn bị một lượng tiền để sẵn dàng đáp ứng các nhu cầu doanh nghiệp thời gian tới. Và điều này cũng sẽ giúp nền kinh tế tránh rơi vào hiện tượng “bẫy thanh khoản” khi lãi suất tiền gửi đã giảm xuống mức thấp trong một thời gian dài lãi suất tiền gửi tăng kéo theo nỗi lo lãi suất cho vay cũng sẽ tăng. Nhưng theo các chuyên gia, nhiều khả năng lãi suất cho vay sẽ tăng ở 6 tháng cuối năm, còn trong ngắn hạn, khả năng này là thấp. Bởi hiện tại, tốc độ tăng trưởng tín dụng còn chậm, chưa đạt kế hoạch của các ngân hàng.

Như vậy, trước mắt, các ngân hàng vẫn phải duy trì mặt bằng lãi suất thấp, tức là chấp nhận biên lợi nhuận (NIM) thấp. Khi tăng trưởng tín dụng đạt mức mục tiêu, lúc đó họ mới bắt đầu nâng lãi suất.

bất động sản mới là phân khúc chiếm tỷ trọng cao trong dư nợ tín dụng của các ngân hàng.

Sản xuất chiếm phần quan trọng trong tổng dư nợ tín dụng của các ngân hàng, nhưng bất động sản mới là phân khúc chiếm tỷ trọng cao, ít nhất là 40-45%. Dự báo trong 6 tháng cuối năm, tình hình của các doanh nghiệp bất động sản sẽ khả quan, nhưng chưa thể bùng nổ. Phục hồi thực sự phải khoảng quý IV-2024 hoặc đầu năm 2025. Lúc đó, lãi suất cho vay mới thực sự được điều chỉnh tăng. Lãi suất huy động sẽ tăng đến ngưỡng bao nhiêu, đó cũng là một vấn đề người dân quan tâm.

Thông thường, các ngân hàng sẽ phải duy trì mức biên lợi nhuận từ 1,5-2%. Thời gian qua, lãi suất cho vay có tài sản đảm bảo rơi vào khoảng 8-10%, do vậy lãi suất huy động cao nhất chỉ trong khoảng 6 -7%.

Diễn biến của lãi suất tiền USD cũng là một biến số tác động đến tăng trưởng tín dụng nền kinh tế.

Một biến số khác tác động đến tăng trưởng tín dụng nền kinh tế đó diễn biến của lãi suất tiền USD. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn đang duy trì mặt bằng lãi suất rất cao và tại thời điểm này, các dự báo đều cho rằng từ nay đến hết năm, nhiều khả năng Fed sẽ chỉ hạ lãi suất cơ bản đồng bạc xanh tối đa hai lần, tức là sẽ không giảm nhiều. Với Mặt bằng lãi suất điều hành của Fed cao như vậy thì các lãi suất khác trên thị trường cũng khó mà giảm.

Ngoài ra, xét đến định hướng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước luôn đặt mục tiêu điều hành lãi suất theo hướng kiềm chế tỷ giá. Chênh lệch giữa lãi suất tiền USD và tiền đồng lớn như hiện tại, khả năng cao Ngân hàng Nhà nước sẽ có động thái nâng lãi suất lên tiếp nữa. Nhưng các động thái trên nếu có cũng sẽ diễn ra vào 6 tháng cuối năm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hôm nay 24/11, giá vàng nhẫn tiếp đà tăng nhẹ với vàng một số thương hiệu gần cán mốc 87 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng miếng ổn định và duy trì ở mốc 87 triệu đồng/lượng sau chuỗi ngày tăng mạnh.

Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tuần qua, doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng bằng VND đạt gần 1.882.450 tỷ đồng, bình quân 376.490 tỷ đồng/ngày, tăng 28.158 tỷ đồng/ngày so với tuần trước.

Sau chuỗi ngày tăng mạnh, giá vàng miếng trong nước ổn định và duy trì ở mốc 87 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn tiếp đà tăng nhẹ với vàng một số thương hiệu gần cán mốc 87 triệu đồng/lượng.

Sau khi chững lại trong tháng 9-10/2024, sang tháng 11/2024, lãi suất tiền gửi tiết kiệm đã có những diễn biến tích cực hơn khi ghi nhận nhiều ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất đầu vào.

Cùng với đà tăng mạnh của giá vàng thế giới do xung đột Nga - Ukraine leo thang, giá vàng miếng SJC và nhẫn trơn trong nước tiếp tục tăng mạnh vào phiên cuối tuần. Giá nhẫn trơn tăng cao lên gần 87 triệu đồng/lượng.

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 50 quy định về các yêu cầu bảo đảm an toàn, bảo mật đối với các dịch vụ ngân hàng trực tuyến.