Vì sao Mỹ tụt hạng trên bảng xếp hạng hạnh phúc?

Mỹ lần đầu rơi khỏi top 20 quốc gia hạnh phúc thế giới kể từ năm 2012, khi ngày càng nhiều người trẻ không hài lòng với cuộc sống ở nước này.

Công ty Gallup International vừa công bố Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2024 - báo cáo thường niên lần thứ 11. Sự bất hạnh ngày càng gia tăng trong giới trẻ đã khiến Mỹ và một số nước Tây Âu lớn tụt hạng về chỉ số phúc lợi toàn cầu, trong khi các quốc gia Bắc Âu vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu.

Mỹ lần đầu tiên rớt khỏi top 20, tụt xuống vị trí thứ 23 từ vị trí thứ 15 năm ngoái, do cảm giác hạnh phúc của người Mỹ dưới 30 tuổi giảm mạnh. Một trong số những nguyên nhân của việc này là sự căng thẳng do lạm phát.

Mỹ lần đầu tiên rớt khỏi top 20 vào năm ngoái do cảm giác hạnh phúc của người Mỹ dưới 30 tuổi giảm mạnh

"Tôi nghĩ vì cuộc sống hiện tại quá đắt đỏ và đối với rất nhiều người, tình hình tài chính quyết định việc họ có hạnh phúc hay không. Sẽ rất khó để hạnh phúc nếu bạn cứ phải chật vật về vấn đề tài chính. Vì vậy, tôi nghĩ đó là lý do tại sao ở đây thật khó khăn'' - một người dân Mỹ cho biết.

Ngoài lạm phát, những áp lực xã hội, cơ hội việc làm giảm sút cùng gánh nặng nợ sinh viên cũng là lí do để nhiều người cảm thấy ít hạnh phúc hơn.

Nhiều người Mỹ cảm thấy ít hạnh phúc hơn

Anh Jonathan Aguilar, sinh viên đại học, cho biết: "Khi tôi tốt nghiệp trung học, ban đầu tôi chỉ muốn rời khỏi Mỹ. Tôi muốn đến Đức. Rất nhiều người trong chúng tôi phải nghĩ đến khoản nợ sinh viên để đi học đại học so với các nước như Đức hay Ba Lan, tôi nghĩ điều đó cũng góp phần lớn vào giảm chỉ số hạnh phúc".

Trong khi bảng xếp hạng toàn cầu về mức độ hạnh phúc của những người từ 60 tuổi trở lên sẽ xếp Mỹ ở vị trí thứ 10 thì riêng đánh giá cuộc sống của những người dưới 30 tuổi đánh tụt Mỹ xuống vị trí thứ 62.

Những phát hiện này trái ngược với nhiều nghiên cứu trước đây về hạnh phúc, cho thấy con người hạnh phúc nhất ở thời thơ ấu và đầu tuổi thiếu niên, rồi sau đó giảm xuống mức thấp nhất ở tuổi trung niên, sau đó tăng lên khi nghỉ hưu. Thế hệ Millennials và các nhóm tuổi trẻ hơn ở Bắc Mỹ có nguy cơ cảm thấy cô đơn cao hơn đáng kể so với các nhóm tuổi lớn hơn.

Nhiều quốc gia có mức cải thiện phúc lợi lớn nhất lại là các nước ở Trung và Đông Âu. Tại các nước Bắc Âu, người trẻ cho biết chất lượng cuộc sống tốt hơn đáng kể so với người lớn tuổi, ít nhất là ngang bằng.

Báo cáo Hạnh phúc Thế giới hàng năm được đưa ra từ năm 2012 để hỗ trợ các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, dựa trên dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Gallup của Mỹ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mối quan hệ Nga, Trung Quốc đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đóng góp vào sự ổn định của thế giới - đây là khẳng định của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại Đại lễ đường Nhân dân ở Thủ đô Bắc Kinh.

Nội các chiến tranh của Israel đang có dấu hiệu chia rẽ. Bộ trưởng Quốc phòng Israel mới đây đã thể hiện quan điểm bất đồng với Thủ tướng Netanyahu về kế hoạch cho Dải Gaza thời hậu xung đột với Hamas.

Bộ Tư pháp Mỹ thông báo hãng sản xuất máy bay Boeing có thể bị truy tố liên quan đến hai vụ tai nạn máy bay 737 MAX 8 hồi năm 2018 và 2019 làm tổng cộng 346 người thiệt mạng. Thông tin làm gia tăng cuộc khủng hoảng có thể nhấn chìm nhà sản xuất máy bay đang gặp khó khăn này.

Ngày 16/5, Bộ tư lệnh Mỹ (CENTCOM) cho biết nước này đã hoàn tất việc xây dựng cầu tàu viện trợ nhân đạo cho Gaza sau hơn một tháng triển khai, sẵn sàng cho việc viện trợ nhân đạo cho người dân tại đây.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant đã lên tiếng phản đối việc Israel nhận trách nhiệm quân sự hoặc dân sự trong quá trình quản lý Dải Gaza sau khi cuộc chiến hiện nay kết thúc.

Trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Thủ đô Bắc Kinh, thảo luận các vấn đề quốc tế và khu vực hai bên cùng quan tâm.