Vì sao ngoại thành chưa có nhiều nhà chờ xe buýt?

Sau hơn 15 năm phát triển mạnh về số lượng tuyến, số lượng đầu phương tiện, Hà Nội hiện vẫn chưa có được hệ thống hạ tầng đáp ứng được với tốc độ phủ sóng của xe buýt. Đặc biệt, càng xa khu vực trung tâm thành phố, số lượng nhà chờ xe buýt càng ít dần.

Đã thiếu nhiều nhà chờ che mưa nắng, mà rất nhiều điểm dừng xe buýt ở khu vực các xã ngoại thành hiện xuống cấp nghiêm trọng. Đáng nói, có những nơi nhà dân ven đường bán quán nước còn tự ý nhổ biển chờ xe buýt mang về cắm ở khu vực nhà mình để thu hút khách, vì vậy nhiều điểm dừng nằm giữa các hàng nước ven đường, ảnh hưởng tới người đứng chờ xe.

Một trong những khó khăn khiến việc nâng cấp, phát triển hệ thống điểm dừng chờ xe buýt nói chung trên địa bàn thành phố, đặc biệt ở các vùng ngoại thành là thiếu kinh phí. Nhiều chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh khó khăn về nguồn vốn, Hà Nội buộc phải tập trung phát triển một phần hệ thống nhà chờ trong nội thành để đáp ứng nhu cầu cho khu vực có mật độ dân cư và giao thông cao nhất. Đồng thời, tìm cách giải quyết dần dần những bất cập cho khu vực ngoại thành, nơi không chỉ thưa thớt dân cư hơn, ít tuyến xe buýt đi qua hơn mà giá trị kinh tế khai thác được từ hệ thống điểm dừng nhà chờ xe buýt cũng hạn chế hơn nội thành rất nhiều.

Khu vực ngoại thành hiện có gần 2450 điểm dừng trong tổng số gần 3780 điểm dừng trên địa bàn thành phố. Trong đó chỉ có 21 điểm có nhà chờ (chiếm chưa tới 1/1.000). Ở khu vực ngoại thành, tỷ lệ người dân có thể tiếp cận xe buýt trong phạm vi dưới 500m (kể từ nơi ở) còn thấp, số lượng điểm dừng xe buýt có nhà chờ tỷ lệ cũng rất thấp. Để đạt mục tiêu phát triển vận tải công cộng bằng xe buýt, giảm phương tiện cá nhân trên phạm vi toàn thành phố, ngoài việc phát triển số tuyến, số lượng đầu xe, tăng độ phủ sóng, thì công tác xây dựng hệ thống nhà chờ đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn và là bài toán đặt ra cho các nhà quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị cần có lời giải chính xác.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cách đây đúng một năm, bờ vở sông Hồng còn là một bãi rác phía sau thành phố, chứa khoảng 200 tấn rác thải, cỏ dại mọc um tùm. Nhờ sự chung tay góp sức của cộng đồng, bãi đất hoang đầy rác 9.000m² đã thay da đổi thịt thành không gian xanh.

Khu dân cư mới và Khu đất dịch vụ phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, được đầu tư hạ tầng tương đối đồng bộ. Tuy nhiên, suốt một thời gian dài, khu vực này bị để hoang hóa, rác thải, phế thải đổ bừa bãi khắp nơi, gây ô nhiễm môi trường.

Dự án cải tạo nâng cấp Trung tâm Văn hóa Thể thao huyện Phúc Thọ là công trình trọng điểm, Ban Quản lý dự án Đầu tư - Xây dựng huyện xác định đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thi công phải được đặt lên hàng đầu.

Theo thông tin từ Ban Tổ chức Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam lần thứ hai, triển lãm lần này có chủ đề “Hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển”, sẽ được tổ chức với quy mô lớn hơn lần thứ nhất, diễn ra nhiều hoạt động phong phú và hấp dẫn.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải đã ký ban hành Kế hoạch số 310 về việc phát triển, nâng cấp, triển khai mở rộng nền tảng Công dân Thủ đô số - iHanoi trên địa bàn thành phố giai đoạn 2025 – 2026.

Triển khai kế hoạch hoạt động đối ngoại của thành phố Hà Nội năm 2024, Đoàn đại biểu cấp cao thành phố do đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc chính thức tại Ai Cập và Nam Phi từ ngày 24/10 đến 1/11.