Vì sao 'ông trùm' BĐS Cen group lấn sân mảng đào tạo?
Kinh doanh bất động sản liên tục lao dốc
Theo báo cáo tài chính năm hợp nhất quý 4/2022 do Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cen Land) công bố, các khoản phải thu tăng mạnh dẫn tới dòng tiền kinh doanh quý IV đã âm tới 1.554 tỷ đồng, lũy kế năm 2022 âm 2.343 tỷ đồng. Cổ phiếu của Cen Land cũng đánh mất 17,68% thị giá trong vòng một tuần và mất tới 69% trong vòng một năm giao dịch.
Về cơ cấu doanh thu, mảng đầu tư bất động sản ghi nhận doanh thu giảm gần 50% về còn 2.075 tỷ đồng, mảng môi giới bất động sản cũng giảm nhẹ còn 1.424 tỷ đồng. Doanh thu tài chính cũng giảm 14% xuống 36 tỷ đồng và chi phí tài chính cũng giảm 27% còn 34 tỷ đồng, toàn bộ là chi phí lãi vay.
Kết quả, trong quý 4/2022 Cen Land báo lỗ ròng 59 tỷ đồng, trái ngược với kết quả cùng kỳ năm ngoái lãi 122 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2022, Cen Land ghi nhận lãi 198 tỷ đồng giảm mạnh so với con số 450 tỷ đồng của năm 2021.
Lợi nhuận kinh doanh âm trong khi các khoản phải thu tăng mạnh dẫn tới dòng tiền kinh doanh của Cen Land đã âm nặng lên tới 1.554 tỷ đồng lũy kế từ đầu năm âm 2.343 tỷ đồng trong khi quý 4 năm ngoái còn dương 643 tỷ đồng và năm 2021 chỉ âm nhẹ 231 tỷ đồng.
Năm 2022, Cen Land đặt mục tiêu doanh thu 8.500 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 900 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm, doanh nghiệp bất động sản này chỉ hoàn thành được 41% mục tiêu doanh thu và 22% kế hoạch lợi nhuận.
Theo báo cáo tài chính năm 2023, Cen Land ghi nhận doanh thu đạt 933,75 tỷ đồng, giảm 73,1% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế ghi nhận lãi 2,1 tỷ đồng, giảm 98,9% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 24,3%, về còn 19,6%. Tính tới 31/12/2023, tổng tài sản của Cen Land giảm 6,8% so với đầu năm, tương ứng giảm 515,8 tỷ đồng, về 7.101,3 tỷ đồng.
Đến quý I/2024, Cen Land ghi nhận doanh thu đạt 493,66 tỷ đồng, tăng 826,5% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế ghi nhận lãi 8 tỷ đồng so với cùng kỳ (cùng kỳ lỗ 8,8 tỷ đồng), tức tăng thêm 16,81 tỷ đồng. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 48,3%, về còn 16,2%.
Doanh nghiệp tìm hướng đi mới
Cen Land chính thức triển khai đầu tư vào lĩnh vực đào tạo và cung ứng nhân lực có kỹ năng cho thị trường quốc tế từ tháng 6 năm 2023 thông qua công ty con là Công ty CP Cen Academy với kỳ vọng sẽ giúp người Việt trẻ tiếp cận nền giáo dục hàng đầu thế giới cùng cơ hội việc làm toàn cầu.
Chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 diễn ra hôm 25/4, Chủ tịch HĐQT Cen Group - ông Nguyễn Trung Vũ kỳ vọng và đặt niềm tin vào mảng kinh doanh đào tạo kỹ năng nghề do lĩnh vực này mang lại kết quả kinh doanh tốt cho công ty.
Trong 10 tháng hoạt động vừa qua, lĩnh vực này ghi nhận doanh thu 40 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% tổng doanh thu của công ty. Dự kiến, năm nay, nguồn thu từ hoạt động kinh doanh này sẽ đạt khoảng 150 tỷ đồng, năm 2025 sẽ tăng lên khoảng 500 tỷ đồng. Đến năm 2026, doanh thu từ mảng này có thể lên tới 1.000 tỷ đồng.
“Trong thời gian tới, Cen Land sẽ mở rộng đào tạo nhân lực có tay nghề để hướng tới một số thị trường khác như Australia, Canada...; xây dựng hệ thống đào tạo bài bản từ trong nước với mô hình “khép kín” từ học viên - nhà trường - doanh nghiệp - xã hội; đồng thời, đầu tư xây dựng trường học xanh gắn với hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên”, Chủ tịch HĐQT Cen Group Nguyễn Trung Vũ chia sẻ tại Đại hội.
Cen Group phân tích, tại Việt Nam, nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường quốc tế hiện còn khá khiêm tốn, ở quy mô khoảng 100.000 người/năm. Riêng năm 2023, dự kiến có khoảng 380.000 người.
Trong khi đó, theo Tổng cục Thống kê, hết quý 1/2023, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 1,05 triệu người. Chủ tịch Công ty cổ phần Cen Academy ông Phạm Thanh Hưng cho biết, đang đặt mục tiêu đưa 1.000 - 2.000 nhân sự lao động chất lượng cao sang Đức làm việc trong năm 2023 - 2024, số nhân sự sẽ tăng 5 - 10 lần trong những năm tiếp theo.
Sau Đức, mục tiêu của Cen Land sẽ là các thị trường Úc, Mỹ Canada, Newzeland... Có thể thấy, hướng đi mới đang trở thành cứu cánh rất đúng lúc cho "ông trùm" bất động sản trong bối cảnh mảng kinh doanh chính của tập đoàn gặp quá nhiều khó khăn.
Dù cũng bị thiệt hại nặng nề, nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn đang nỗ lực chung tay trợ giúp người dân vùng bão lụt bằng nhiều cách khác nhau.
Chung tay hỗ trợ người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc đang chịu thiệt hại nặng nề sau cơn bão Yagi, Vinamilk đã hỗ trợ gần 3 tỷ đồng, tương đương hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu như sữa, nước.
Sáng 10/9, Hội đồng doanh nghiệp Vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam 2024 với chủ đề "Bồi đắp niềm tin kiến tạo chuyển đổi".
Trong báo cáo tài chính hợp nhất bán niên đã soát xét, Công ty kiểm toán DFK Việt Nam nêu ý kiến về khả năng thu hồi dự án Bắc Phước Kiển của CTCP Quốc Cường Gia Lai.
Việc tiếp cận dòng vốn để hoạt động và phát triển vẫn đang là gánh nặng “đè lên vai” các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản.
Luật đất đai, Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực từ 1/8/2024 được kỳ vọng giúp doanh nghiệp tháo gỡ dự án vướng mắc, giảm hàng tồn kho.
0