Vì sao tiêu thoát úng bị chậm?

Do ảnh hưởng của cơn bão số 2, ngày 23/7 trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra mưa lớn, khiến nhiều diện tích lúa và hoa màu bị ngập sâu. Dù các trạm bơm đã được vận hành bơm tiêu nước đệm và tiêu thoát úng nhưng thời gian nước rút chậm hơn hẳn mọi năm.

Dù nằm ngay sát trạm bơm dã chiến Triều Đông, xã tân Minh, huyện Thường Tín nhưng trận mưa lớn vừa qua khiến trang trại của gia đình bà Bổng bị thiệt hại nặng. Hai vợ chồng già, sức yếu chẳng thể làm gì khi mực nước dâng nhanh. Đến hôm nay là 6 ngày, nhưng nước rút rất ít.

Trận mưa lớn vừa qua khiến trang trại của gia đình bà Bổng bị thiệt hại nặng.

Bà Lê Thị Bổng, thôn Triều Đông, xã Tân Minh, huyện Thường Tín cho biết: "Vừa qua mưa lớn quá ngập hết cả, hai vợ chồng giăng lưới mà cá vẫn ra hết và ngập mất hai sào rau thơm la gim".

Là người vận hành rồi quản lý trạm bơm Văn Khê 2 gần 30 năm nay, ông Nhanh đã quá quen thuộc với công việc tiêu thoát nước nội đồng mỗi khi có mưa úng. Trạm bơm Văn Khê 2 đảm nhận việc tiêu thoát nước cho 300ha của các xã, thị trấn Tam Hưng, Kim Bài, Thanh Mai huyện Thanh Oai. Trận mưa vừa qua đã khiến 200 ha bị đầy nước, 70 ha ngập trắng. Năm nay, nước rút chậm hơn hẳn, với ông Nhanh, là điều khá bất thường.

Ông Ngô Văn Nhanh, Trạm trưởng trạm bơm Văn Khê 2, Công ty thủy lợi Sông Đáy chia sẻ: "Xí nghiệp chỉ đạo bơm tiêu nước đệm từ ngày 21/7, nhưng do lượng nước mưa lớn, công suất máy nhỏ nên khi bơm xuống không thấy rút".

Dù xí nghiệp chỉ đạo bơm tiêu nước đệm từ ngày 21/7, nhưng do lượng nước mưa lớn, công suất máy nhỏ nên khi bơm xuống nước rút rất chậm.

Kênh Yên Cốc đảm nhận việc tiêu thoát nước chủ đạo cho huyện Thanh Oai, Thường Tín kết nối với trạm bơm Vân Đình. Trên hệ thống kênh này, nhiều trạm bơm đã được đầu tư, nâng cấp nhưng kênh mương thì “vẫn như xưa”.

Do đó, khi nước từ thượng nguồn đổ về, lũ trên các Sông Bùi, Sông Đáy ở mức báo động 3, sẽ tràn qua hàng chục đoạn kênh mương, chảy ngược vào đồng, việc tiêu thoát sẽ gặp nhiều khó khăn. Theo dự báo, tuần tới Hà Nội lại tiếp tục có mưa lớn khiến chính quyền và người dân các xã bị ảnh hưởng rất lo lắng.

Tính đến hết ngày 27/7, Công ty thuỷ lợi Sông Đáy đã vận hành 57 trạm bơm, với 227 máy, tổng lưu lượng hơn 738 ngàn m3/h.

Ông Nguyễn Đình Thắm, phó Chủ tịch UBND xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai cho biết: "Hiện nay, diện tích lúa mùa chưa thể đánh giá được, dù đã được bơm rút nước, thế nhưng với nguy cơ này khó có thể đạt hiệu quả năng suất. Anh em chúng tôi 10 năm nay chưa thấy có hiện tượng như năm nay và chúng tôi tiếp tục nhận định tới đây thời tiết nó khắc nghiệt hơn".

Còn chị Nguyễn Phương Thủy, Đội phó đội thủy nông Cao Xá, xí nghiệp thủy lợi La Khê cho biết: "Trận mưa từ ngày 23 đến nay là gần một tuần rồi, đến thời điểm này việc tiêu cho các địa phương thì chỉ có một số địa phương tạm ổn thôi, lượng nước trong đồng đi ra còn rất là nhiều, một trận mưa nữa thì thực sự hậu quả khó lường".

Tính đến hết ngày 27/7, Công ty thuỷ lợi Sông Đáy đã vận hành 57 trạm bơm, với 227 máy, tổng lưu lượng hơn 738 ngàn m3/h. Tuy nhiên, hiện vẫn còn hơn 3.700 ha lúa bị đầy nước, hơn 1000 ha bị ngập sâu. Nếu không có sự đầu tư nâng cấp đồng bộ giữa trạm bơm và kênh mương thuỷ lợi, câu chuyện ngập úng dài ngày ở Hà Nội sẽ vẫn còn xảy ra.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội luôn coi trọng và ủng hộ hợp tác toàn diện, thực chất giữa Hà Nội với các địa phương của Trung Quốc, trong đó có tỉnh Phúc Kiến.

Do khối lượng cây gãy đổ trên địa bàn thành phố Hà Nội cần được giải tỏa nhiều, trong suốt 10 ngày qua, các đơn vị duy trì cây xanh đã huy động nhân lực làm việc ngày đêm.

Chiều 18/9, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải đã tiếp đoàn doanh nghiệp Anh do ông Michael Mainelli, Thị trưởng Trung tâm tài chính London dẫn đầu tới thăm và làm việc tại Việt Nam.

Chủ tịch UBND xã Hương Sơn (huyện Mỹ Đức) Bùi Văn Triều khẳng định, không có chuyện lái đò chùa Hương đi cứu trợ bão lũ bị cắt suất, không cho phục vụ khách.

Sáng 18/9, UBND quận Hà Đông đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với 33 hộ gia đình, cá nhân có nhà ở trong phạm vi hành lang kênh La Khê thuộc các phường Quang Trung, Hà Cầu (quận Hà Đông).

Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP. Hà Nội cho biết, do lũ sông xuống chậm, hiện trên địa bàn Hà Nội vẫn còn khoảng 23.000 người đang phải sơ tán vì ngập lụt, chủ yếu tại các huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức, Sóc Sơn, Ứng Hòa.