Vì sao vũ khí phương Tây liên tục 'bốc cháy' tại Ukraine?
Kể từ khi xung đột Nga – Ukraine bắt đầu bùng phát, Mỹ và các đồng minh phương Tây đã cung cấp cho Kiev hàng trăm thiết bị quân sự hạng nặng hiện đại như xe tăng Leopard 2, xe tăng Challenger-2, xe tăng Abrams, xe chiến đấu bộ binh Bradley cùng nhiều khí tài khác.
Không lâu sau khi lực lượng vũ trang Ukraine phát động cuộc phản công vào tháng 6/2023, hàng loạt xe tăng Leopard 2A4 và Leopard 2A6 cùng các loại vũ khí khác bị đã phá huỷ xe bọc thép của Nga phá hủy. Điều tương tự cũng xảy ra trong những tháng tiếp theo với xe tăng Challenger 2 của Anh, AMX-10RC của Pháp.
Xe tăng M1A2 Abrams
Có tốc độ tối đa về phía trước là 67,5 km/giờ và tốc độ lùi là 40 km/ giờ; Trọng lượng từ 69,5 tấn đến 73,6 tấn tùy thuộc vào các biến thể khác nhau; Sử dụng động cơ turbine khí đa nhiên liệu 1.500 mã lực, có thể di chuyển tối đa khoảng 425 km trước khi cần tiếp nhiên liệu; Vỏ giáp được trang bị các miếng chèn uranium, giáp Chobham và giáp ở thân và tháp pháo. Dòng xe sở hữu giáp thanh, giáp phản ứng nổ và các hệ thống bảo vệ tích cực khác; Hệ thống hỏa lực gồm 1 khẩu pháo nòng trơn M256A1 120mm có tầm bắn 4 km và 3 súng máy, gồm: một súng máy hạng nặng 12,7mm chứa tới 900 viên đạn và 2 súng máy 7,62mm chứa 10.400 viên đạn. Xe tăng này có thể mang theo 40 quả pháo loại 120mm.Một sĩ quan có bí danh “Kolovrat”, chỉ huy đội trinh sát tấn công UAV thuộc Lữ đoàn cận vệ 15 “Alexandria” của Nga, đơn vị đã tiêu diệt chiếc M1 Abrams mà Mỹ cung cấp cho Ukraine, tiết lộ: “Báo cáo đầu tiên về xe tăng Abrams hoạt động gần tiền tuyến xuất hiện vào ngày 19 tháng 2. Vậy là nó đã sống sót được đúng một tuần. Họ đã đốt cháy nó vào ngày 26.”
Ngày 8/3, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố quân đội nước này đã hạ thêm 2 xe tăng M1 Abrams ở khu vực lân cận làng Berdychi. Một chiếc bị bộ binh Nga tiêu diệt, chiếc còn lại bị vô hiệu hóa trong cuộc đấu tay đôi với xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3 của Nga. Như vậy, kể từ khi bắt đầu được triển khai trên chiến trường, 3 xe tăng M1 Abrams đã bị phá huỷ tại Ukraine.
Điện Kremlin từng cảnh báo bất kỳ loại vũ khí nào mà phương Tây cung cấp cho Ukraine sẽ đều “bốc cháy”, xe tăng M1 Abrams của Mỹ không phải ngoại lệ.
Không chỉ có các loại vũ khí hạng nặng trên chiến trường, các hệ thống phòng không mà phương Tây cung cấp cho Ukraine cũng đang tỏ ra dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công của Nga.
Hãng tin Sputnik mới đây cho biết 2 hệ thống phòng không Patriot của Ukraine đã bị phá hủy trong cuộc tấn công bằng tên lửa siêu vượt âm Iskander của Nga tại thị trấn Pokrovsk, tỉnh Donetsk, hôm 9/3. Mỗi hệ thống này được cho là có giá khoảng 400 triệu USD, là một trong những vũ khí hiện đại nhất mà phương Tây đã cung cấp cho Kiev.
Trước đó, một đoạn video ghi lại cảnh bệ phóng tên lửa đa nòng HIMARS bị phá huỷ tại khu vực Donbass cũng được công bố. Mặc dù quân đội Nga không cung cấp thông tin chi tiết, nhưng bệ phóng HIMARS này có thể đã bị một tên lửa dẫn đường do hệ thống Tornado-S nhắm trúng.
Vì sao vũ khí phương Tây “mất thiêng”?
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu hồi tháng 12/2023 cho biết Kiev đã mất hơn 14.000 xe tăng và xe chiến đấu bộ binh kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Còn Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết xung đột ở Ukraine đã phơi bày sự thật về hiệu quả của các thiết bị quân sự phương Tây.
“Huyền thoại về khả năng bất khả xâm phạm của các thiết bị quân sự phương Tây đã sụp đổ”, Tổng thống Putin nói.
Việc mất thiết bị, vũ khí ở Ukraine đã giáng một đòn nặng nề vào danh tiếng của tổ hợp công nghiệp - quân sự của phương Tây. Vậy, đâu là lý do?
Yếu tố đầu tiên chính là chỉ trong thời gian ngắn, lực lượng vũ trang Ukraine đã được viện trợ hàng loạt vũ khí hiện đại, dù chúng có chung tiêu chuẩn NATO, nhưng do nhiều quốc gia phát triển và chế tạo. Mỗi loại vũ khí có yêu cầu riêng về sử dụng và bảo trì để đạt tiêu chuẩn chiến đấu cao nhất. Quân đội Ukraine, trong thời gian ngắn, không thể có đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên và binh sĩ có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của vũ khí phương Tây, khiến khí tài, vũ khí viện trợ không thể phát huy tối đa tính năng kỹ - chiến thuật thiết kế.
Leopard 2A4 - biến thể tối tân nhất được gửi tới Ukraine
Nặng 55 tấn khi mang tối đa 42 quả pháo 120mm và 4.750 viên đạn 7,62mm; Sở hữu động cơ diesel tăng áp kép, 12 xi-lanh, công suất 1.500 mã lực với dung tích 1.160 lít giúp nó có thể di chuyển với tốc độ tối đa khoảng 68 km/giờ khi tiến về phía trước và 31 km/giờ khi đi lùi hơn 278 km trước khi cần tiếp nhiên liệu; Vỏ giáp của Leopard 2A4 là hỗn hợp thép và vonfram; Được trang bị pháo nòng trơn 120mm và 2 súng máy MG3A1 7,62 mm - một súng lắp ở cửa sập của bộ nạp đạn và súng còn lại lắp bên trái vũ khí chính. Vũ khí trên Leopard 2A4 có tầm bắn gần 5 km, với các hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại và đạn dược chuyên dụng tầm bắn có thể nâng lên gấp đôi.Tạp chí Foreign Affairs, trong một bài viết mới đây, cho biết, hơn 1/4 số xe tăng chiến đấu Leopard 2 của quân đội Ukraine đã bị Nga phá huỷ, số còn lại bị hư hỏng nặng không thể sửa chữa.
“Trong số gần 100 chiếc Leopard 2 đang phục vụ ở Ukraine, ít nhất 26 chiếc đã bị hạ gục, những chiếc khác không thể sử dụng được do cần sửa chữa và bảo trì”, tờ báo viết.
Một yếu tố khác là tần suất sử dụng vũ khí. Các loại vũ khí phương Tây có tiêu chuẩn kỹ thuật cao phù hợp tác chiến quy ước, binh chủng hợp thành, khi các tổ hợp vũ khí phối hợp với nhau để vừa phát huy sức mạnh, vừa giảm hao mòn vũ khí. Nhưng tại chiến trường Ukraine, các loại vũ khí viện trợ thường được sử dụng trên mức tối đa khiến chúng nhanh chóng xuống cấp và cần sửa chữa.
Các loại vũ khí được phương Tây viện trợ cũng không phải là loại hiện đại nhất và có thể bị tháo bỏ các công nghệ đặc biệt vì lo ngại chúng lọt vào tay quân đội Nga. Những thông tin về việc xe tăng M1 Abrams viện trợ cho Ukraine bị tháo bỏ hệ thống quản lý thông tin chiến trường hay lớp giáp đặc biệt làm từ hợp kim uranium là một minh chứng.
Theo nhà quan sát quân sự Alexei Leonkov, trong phiên bản M1 Abrams viện trợ cho Ukraine, lớp giáp bằng uranium nghèo đã được thay thế bằng lớp giáp vonfram, khiến xe tăng dễ bị đạn pháo và UAV của đối phương tấn công.
Mặt khác, xe tăng Abrams cũng có một số điểm yếu. Cụ thể, ông Leonkov đánh giá, Abrams là một loại xe tăng rất thất thường, với động cơ tua-bin khí hiệu suất cao sử dụng nhiên liệu máy bay và lớp giáp thường bị ảnh hưởng bởi các vấn đề kỹ thuật đặc biệt.
“Điểm yếu thứ hai của Abrams là đỉnh tháp pháo và phần nhô ra bên hông. Cho dù được bảo vệ tốt đến đâu, chiếc xe tăng này vẫn dễ bị tổn thương. Thực tế là việc sửa đổi xe tăng Abrams để gửi tới Ukraine liên quan đến việc đặt đạn pháo không chỉ ở thân xe mà còn một phần ở phía sau tháp pháo. Điều này nghĩa là nếu xe tăng bị bắn trúng trực tiếp hoặc trong một số trường hợp khác, nó có thể phát nổ”, ông Leonkov cho hay.
Vấn đề thứ ba của xe tăng Abrams là hệ thống truyền động có thể biến xe tăng trở thành mục tiêu dễ bị tổn thương khi hoạt động ở địa hình hiểm trở.
“Quân đội Nga biết được hết những vấn đề này của xe tăng Abrams, vì vậy, họ chờ đợi lực lượng Ukraine triển khai xe tăng ra mặt trận ở Avdiivka và sau đó nhắm mục tiêu”, nhà quan sát Leonkov cho biết.
Còn về phía Quân đội Nga, ngay từ khi biết thông tin về việc Lực lượng vũ trang Ukraine được viện trợ các loại vũ khí hiện đại từ NATO, từ cấp chỉ huy cao nhất tới từng binh sĩ tham gia Chiến dịch quân sự đặc biệt đều hiểu vũ khí NATO chính là mục tiêu ưu tiên.
Theo hãng thông tấn RIA Novosti, nhiều binh sĩ Ukraine đã sợ phải điều khiển xe tăng Leopard-2 hay nhiều phương tiện chiến đấu do NATO viện trợ vì chúng luôn bị ưu tiên hỏa lực.
Cùng với đó, việc ưu tiên tiêu diệt các loại khí tài phương Tây viện trợ còn được hiện thực hóa bằng các khoản thưởng trực tiếp từ Bộ Quốc phòng hay các khu vực của Nga. Chính điều này đã khuyến khích binh sĩ Nga ưu tiên tiêu diệt chúng ngay khi phát hiện.
Về mặt kỹ thuật, các loại vũ khí, trang bị quân sự phương Tây đều đã được các chuyên gia quân sự Nga nghiên cứu điểm yếu, với đại diện các nhà máy, tổ hợp thiết kế vũ khí thường có mặt ở chiến trường. Họ sẽ được tiếp cận trực tiếp với vũ khí phương Tây để từ đó tìm ra phương án đối phó hiệu quả bằng cả các biện pháp cứng, hỏa lực hay chế áp mềm bằng các biện pháp kỹ thuật.
Chính những yếu tố này đã khiến những loại khí tài vốn được đánh giá là hiện đại, đắt tiền bậc nhất thế giới, được sản xuất bởi các nền công nghiệp quốc phòng phát triển nhất thế giới “mất thiêng” tại chiến trường Ukraine.
Một bài báo đăng trên tờ New York Times vào tháng 7 năm 2023, cho biết, 20% số vũ khí do Mỹ và phương Tây cung cấp cho Ukraine đã bị hư hại hoặc bị phá hủy chỉ trong vòng hai tuần sau khi cuộc phản công mùa xuân của Ukraine bắt đầu. Thiệt hại ước tính lên tới gần 10 tỷ USD./.
Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ngày 4/11 tuyên bố đã hạ sát hàng loạt chỉ huy Hezbollah ở Syria và Liban, bao gồm cả lãnh đạo tình báo và một số chỉ huy cấp cao khác.
Theo thông báo từ Quân đội Hàn Quốc, vào rạng sáng 5/11, Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo về phía Biển Nhật Bản.
Ngày 5/11, hàng triệu cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu để bầu người đứng đầu đất nước trong vòng 4 năm tới. Trong ngày hôm qua, cả hai ứng viên tổng thống đều dồn sức cho những nỗ lực vận động cử tri ở các bang chiến trường.
Các mối đe dọa can thiệp vào chính trường Mỹ trước cuộc bầu cử đang gia tăng cả về cường độ và mức độ, đúng như dự báo của các quan chức tình báo và các nhà phân tích an ninh. Các quan chức an ninh quốc gia Mỹ cảnh báo rằng các mối đe dọa này tiềm ẩn nguy cơ kích động các cuộc biểu tình bạo lực sau ngày bầu cử 5/11.
Ngày 4/11, Chính phủ Tây Ban Nha cho biết đang triển khai tổng cộng 7.500 binh sĩ đến khu vực phía Đông bị lũ lụt tàn phá.
Cơ quan Liên hợp quốc và các chuyên gia cho biết, hồ Ohrid, một Di sản thế giới được UNESCO công nhận, đang có nguy cơ bị ô nhiễm. Nguyên nhân được cho là bởi đánh bắt quá mức và tình trạng phát triển đô thị.
0