Vì sao xe đạp công cộng chưa đạt lợi nhuận

Theo Công ty Cổ phần Dịch vụ Vận tải số Trí Nam - đơn vị vận hành dịch vụ xe đạp công cộng, vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên từ khi thí điểm đến nay, kết quả không được như kỳ vọng, doanh nghiệp chưa có lợi nhuận và phải bù lỗ hàng tháng.

Gần một năm nay, thay vì đi xe máy, chị Nguyễn Thị Huyền (phường Văn Quán, quận Hà Đông) chọn kết hợp phương tiện công cộng để đi làm hằng ngày. Mỗi sáng, chị đi tàu điện rồi tiếp tục hành trình đến cơ quan bằng xe đạp công cộng. Theo chị Huyền, việc kết hợp di chuyển giữa tàu điện và xe đạp tính ra khá tiết kiệm, tiện lợi mà không bị tắc đường.

Nguyễn Thị Huyền chia sẻ: “Bình thường mình sẽ đi hai chuyến, buổi sáng đi và buổi chiều về. Vào cuối tuần mình sử dụng xe đạp đi 3-4 lần để đi chơi vì khi đi không bị tắc đường và rất thư giãn”.

Không chỉ có người đi làm, nhiều sinh viên cũng lựa chọn loại hình này thay thế phương tiện cá nhân bởi giá vé cho mỗi chuyến khá rẻ.

Bạn Vũ Như Mai, sinh viên Đại học Ngoại thương Hà Nội cho biết: “Em có tham gia chương trình khuyến mãi, chỉ cần trả 20.000 đồng/1 tháng là có thể đi xe thoải mái”.

Sau hơn một năm thí điểm, Hà Nội hiện có khoảng 90 trạm xe điện với tổng số hơn 750 phương tiện phục vụ người dân tại 6 quận nội thành. Tuy nhiên nhu cầu sử dụng mỗi nơi một khác. Theo ghi nhận, số lượng người dân lựa chọn đi xe đạp công cộng nhiều hay ít không phải từ giá vé mà phụ thuộc rất lớn vào vị trí trạm đặt xe. Như các vị trí gần phố cổ, khu  du lịch hay các điểm trung chuyển ga tàu điện, tần suất xe thuê khá đông, chiếm 46% lượng người dùng; còn những tuyến đường khác như cổng trường Đại học Thủy lợi - nơi ít điểm kết nối phương tiện công cộng thì lượng xe thuê một ngày cũng không nhiều, kể cả vào những giờ cao điểm.

xe đạp công cộng vẫn được kỳ vọng là phương tiện thiết yếu trong định hướng phát triển giao thông xanh và hiện đại của Thủ đô.

Theo Công ty Cổ phần Dịch vụ Vận tải số Trí Nam - đơn vị vận hành dịch vụ xe đạp công cộng cho rằng, vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên từ khi thí điểm đến nay, kết quả không được như kỳ vọng, doanh nghiệp chưa có lợi nhuận và phải bù lỗ hàng tháng. Bằng chứng là doanh thu năm đầu tiên từ thuê xe đạp chỉ đạt 3,7 tỷ đồng trong khi đó chi phí cho các hoạt động lên tới 6,7 tỷ đồng/năm. Lớn nhất là chi phí cho đội ngũ vận hành và khấu hao phương tiện.

Ông Đỗ Bá Quân, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vận tải số Trí Nam cho hay: “Đây là giai đoạn thí điểm nên chúng tôi chưa kỳ vọng lãi ngay, phải 2-3 năm tới mới có thể có điểm sáng. Hiện chúng tôi chỉ được thành phố hỗ trợ miễn phí thuê vỉa hè tại các trạm đỗ xe. Đây là hỗ trợ đầu tiên để chúng tôi có động lực phát triển. Chúng tôi cũng mong muốn xe đạp này trở thành một phương tiện giao thông công cộng được hưởng chính sách như những phương tiện công cộng lớn khác giúp chúng tôi yên tâm đầu tư trong giai đoạn tiếp theo”.

Cũng theo đơn vị này, từ nay đến cuối năm 2024 doanh nghiệp dự kiến sẽ đưa thêm 500 xe đạp điện vào vận hành, với đặc tính kỹ thuật và kiểu dáng mới, hướng tới mục tiêu đạt 1.000 xe theo đề án ban đầu. Ngoài ra, các điểm trạm cũng sẽ được đầu tư thêm và mở rộng ra các khu vực lân cận để tăng khả năng tiếp cận và kết nối giao thông, dự kiến không quá 500m sẽ có một trạm.

Với độ phủ như vậy, xe đạp công cộng vẫn được kỳ vọng là phương tiện thiết yếu trong định hướng phát triển giao thông xanh và hiện đại của Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Báo cáo Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý III/2024 do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố mới đây cho thấy tín hiệu tích cực trong tâm lý kinh doanh, dù vẫn còn những thách thức kinh tế do hậu quả của bão Yagi (bão số 3) và những rào cản trong vận hành doanh nghiệp tại Việt Nam.

Doanh thu bảo hiểm nhân thọ trong 9 tháng đầu của năm 2024 đạt 106.980 tỷ đồng, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước.

Nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ "bất ổn, bất định, bất an" khi tình trạng mất ổn định về địa chính trị còn dự báo sẽ kéo dài. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định đây là thời kỳ sẽ mở ra cơ hội tận dụng các công nghệ mới như AI, bán dẫn,... có thể giúp các doanh nghiệp vượt lên dẫn trước.

Giá điện tăng thêm 4,8%, nâng tổng mức tăng giá điện gần hai năm qua lên tới trên 12%. Nhiều doanh nghiệp sản xuất đang phải tìm cách xoay xở để cắt giảm chi phí sản xuất trước áp lực tăng giá này.

Tính đến hết tháng 8/2024, hơn 490.000 hợp đồng điện tử đã được chứng thực, với sự tham gia của gần 49.000 doanh nghiệp.

Viettel tiếp tục giữ vị trí thương hiệu giá trị nhất Việt Nam trong 9 năm liên tiếp, theo bảng xếp hạng 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2024 của Brand Finance.