Vỉa hè Hà Nội vào 'mùa cao điểm' sửa chữa

Vào những tháng cuối năm, thành phố Hà Nội đang triển khai cải tạo, làm mới vỉa hè ở một số tuyến phố trên địa bàn các quận nội thành. Vỉa hè một số tuyến phố ở Hà Nội như Giảng Võ, Nguyễn Văn Huyên, Trần Thái Tông... đang được sửa chữa, lát đá tạo nên diện mạo mới sạch đẹp.

Gần 40 năm sinh sống trên đường Trần Thái Tông, từ ngày đường mở rồi đặt tên, bà Phạm Thị Bích Đào đã nhiều lần chứng kiến sự đổi thay.

"Trước lát gạch đỏ, giờ lát gạch trắng đường xá cũng sạch sẽ, khang trang lên người dân vui và phẩn khởi… Các cháu đến xin nước tôi sẵn sàng cho, khả năng mình giúp đỡ được các cháu xây dựng đến đâu và mình làm đến đấy" - bà Đào chia sẻ.

Trên các vỉa hè mới đều có đường dẫn dành cho người khiếm thị, điều này được người dân cho là rất văn minh.

Từ cuối năm 2016, nhiều quận đã cải tạo vỉa hè bằng đá tự nhiên, dự kiến có thể sử dụng 50-70 năm, tuy nhiên cứ đến dịp cuối năm lại phải nâng cấp. Không chỉ riêng đường Trần Thái Tông, trên địa bàn Hà Nội, một số tuyến phố như Giảng Võ, Đặng Văn Ngữ vẫn đang tiếp tục thực hiện việc cải tạo, lát đá mới cho vỉa hè. Tại Hồ Trung Tự, việc cải tạo, làm mới vỉa hè được thực hiện từ tháng 6/2023 đến nay đã hoàn thiện hơn 90%.

Tiếp theo đó, 15 quận, huyện, thị xã đề xuất lát đá vỉa hè cho gần 300 tuyến phố. Đến nay, vỉa hè 255 tuyến phố đã được lát đá tự nhiên, tập trung ở các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ.

Theo các chuyên gia, vỉa hè cũng cần được thống nhất định kỳ được sửa chữa, bảo dưỡng nhất định. Các đơn vị liên quan cần thông báo trước và có sự đồng bộ về thời gian sửa chữa, tránh tình trạng kéo dài thời gian thi công, ảnh hướng đến cuộc sống của người dân. Mặt khác, khi vỉa hè đã hoàn thiện, người dân cũng cần có ý thức giữ vệ sinh chung, không đỗ xe hoặc bày bán hàng quán lấn chiếm vỉa hè.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.

Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc lịch sử trong hành trình phát triển giao thông đô thị của TP.HCM, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Sở GTVT Hà Nội ra thông báo cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú) trong khung giờ từ 23h00 ngày 22/12/2024 đến 3h00 ngày 23/12/2024, để phục vụ thi công cầu vượt cho người đi bộ (quận Hà Đông, TP Hà Nội).

Cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ đã chính thức triển khai thi công theo lệnh khẩn cấp, yêu cầu hoàn thành xây dựng và đưa công trình vào khai thác trong năm 2025 nhằm nhanh chóng giải quyết tình trạng đứt gãy giao thông.