10 sự kiện nổi bật ngành tài chính năm 2024

Năm 2024 đã đi qua, trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức nhưng ngành Tài chính đã nỗ lực và đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên nhiều lĩnh vực.

Ngay từ đầu năm, ngành tài chính đã kịp thời đưa ra các chính sách thuế hỗ trợ người dân cũng như doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. Tổng quy mô gói hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất trong năm 2024 khoảng 197 nghìn tỷ đồng; trong đó nổi bật là giảm 2% thuế suất thuế GTGT đối với hầu hết các nhóm hàng hóa, dịch vụ, giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với với ô tô lắp ráp trong nước…

Cùng với đó, ngành tài chính đã quyết liệt chuyển đổi số và ứng dụng AI trong quản lý ngân sách, đạt nhiều thành tựu nổi bật, đồng thời khẩn trương triển khai tinh gọn bộ máy cũng như tập trung tháo gỡ các vướng mắc, chủ động sẵn sàng cho tổng kiểm kê tài sản công.

Nhờ vậy, thu ngân sách nhà nước về đích sớm, ước đạt khoảng 2.025,4 nghìn tỷ đồng, bằng 119,1% dự toán, tăng 15,5% so với năm trước. Xếp hạng tín nhiệm quốc gia được đánh giá tích cực. Giá cả thị trường cơ bản ổn định, CPI tăng 3,69%, lạm phát cơ bản tăng 2,7%.

Thêm vào những thành công kể trên, Ngày 28/11/2024, tại Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV, 100% đại biểu Quốc hội có mặt đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Văn Thắng giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2021-2026.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chính phủ vừa ban hành nghị định cho phép hỗ trợ tối đa 50% chi phí đầu tư ban đầu cho các doanh nghiệp có dự án R&D công nghiệp bán dẫn và AI. Mức hỗ trợ này được đưa ra trong Nghị định 182 vừa được Chính phủ ban hành ngày 31/12/2024 về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư.

Tại Tọa đàm "Kinh tế vĩ mô Việt Nam nhìn lại 2024 và triển vọng 2025" diễn ra sáng 3/1 tại Hà Nội, các chuyên gia cho rằng nền kinh tế Việt Nam trong năm 2024 đã có sức bật mạnh mẽ. Năm 2025, sẽ vượt qua thách thức toàn cầu, triển vọng về một nền kinh tế vững mạnh và bền vững trong tương lai.

Thu ngân sách trên địa bàn Hà Nội trong năm 2024 ước đạt 509,3 nghìn tỷ đồng, đạt 124,7% dự toán pháp lệnh năm và tăng 23,8% so với năm liền trước.

Năm 2024, dù gặp nhiều khó khăn nhưng kinh tế Thủ đô vẫn có những bước tiến quan trọng, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, dự kiến đạt khoảng 6,52% (cùng kỳ năm 2023 đạt 6,27%). Đây là tiền đề, động lực quan trọng để Hà Nội chinh phục mục tiêu tăng trưởng cao 8% vào năm 2025.

Năm 2025, kinh tế Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều rủi ro từ thế giới đến trong nước. Để vượt qua thách thức, cần cải cách thể chế, đầu tư bền vững và có các chính sách linh hoạt. Thông tin được nhấn mạnh tại Tọa đàm “Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Nhìn lại 2024 và triển vọng 2025” diễn ra sáng 3/1, tại Hà Nội.

Dù vào ngày 6/1 Tổng cục Thống kê mới công bố số liệu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024, thế nhưng khá chắc chắn là năm nay, tổng sản phẩm quốc nội GDP có thể tăng trưởng trên 7%, vượt mục tiêu 6,5-7% mà Quốc hội đề ra.