100 sự kiện văn hóa tại tuần lễ sáng tạo Hà Nội
Lễ hội thường niên này ngày càng hiện thực hóa danh hiệu Thành phố sáng tạo Hà Nội trong lĩnh vực thiết kế do UNESCO trao tặng. Lễ hội cũng lan toả, kết nối các tài năng và cơ hội phát triển, khiến cho dòng chảy văn hóa sáng tạo Thủ đô ngày càng trở nên sâu rộng.
Với chủ đề "Giao lộ sáng tạo", lần đầu tiên Lễ hội Thiết kế Sáng tạo sẽ giới thiệu một hình thức trải nghiệm mới hướng đến công chúng tham gia. Đó là bố trí không gian lễ hội theo tuyến, giúp khai mở những giao điểm sáng tạo xuyên lịch sử và đa thế hệ, gắn chặt với các công trình di sản đặc sắc có tính biểu tượng của Hà Nội.
"Giao lộ sáng tạo", lấy cảm hứng từ những trục tuyến phố di sản ở trung tâm Thủ đô, như Tràng Tiền, Lý Thái Tổ. Trục giao lộ là nơi mà các công trình kiến trúc và di sản gặp gỡ, giao thoa như: Nhà hát Lớn, vườn hoa Tao Đàn, vườn hoa Diên Hồng, tòa nhà Ngân hàng Nhà nước, Cung Thiếu nhi, vườn hoa Lý Thái Tổ.
Ông Phạm Tuấn Long - Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho hay: "Đối với địa bàn quận Hoàn Kiếm, chúng tôi là quận trung tâm về hành chính - chính trị, kinh tế văn hóa của Thủ đô. Chính vì vậy, Hoàn Kiếm là nơi diễn ra rất nhiều sự kiện tầm cỡ cấp quốc gia và thành phố. Đến nay, quận đã có toàn bộ các phương án đảm bảo an ninh trật tự ở trên địa bàn để làm sao sự kiện diễn ra an toàn nhất".
Mùa Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội có hơn 100 hoạt động sự kiện đa lĩnh vực, từ sắp đặt kiến trúc, nghệ thuật biểu diễn, trưng bày, triển lãm, hội thảo - tọa đàm, hội chợ, cho đến hoạt động vui chơi cộng đồng, xứng đáng để công chúng mong đợi, kỳ vọng.
Ngoài ra, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 sẽ khai thác tuyến trung tâm là Quảng trường Cách mạng tháng Tám với hai trục Bắc Nam (phố Lý Thái Tổ - phố Lê Thánh Tông) và Đông Tây (Dốc Bác Cổ - phố Tràng Tiền), tạo ra một cuộc đối thoại mới mẻ và giàu ý nghĩa giữa kiến trúc, lịch sử, ký ức cộng đồng với các không gian di sản tinh hoa.
Các công trình kiến trúc Pháp sẽ là tâm điểm để diễn ra hoạt động của lễ hội. Cung Thiếu nhi Hà Nội sẽ là tổ hợp sáng tạo chính với chủ đề: “Pavilion Hành lang thơ ngây”, kết nối hoài niệm để viễn kiến tương lai.
Hai công trình tòa nhà Bắc Bộ Phủ cùng vườn hoa Diên Hồng sẽ tạo thành tổ hợp sáng tạo “Pavillion Dòng” tìm đến những ký ức và dòng chảy lịch sử của người Hà Nội.
Cụm tòa nhà Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Đại học Quốc gia Hà Nội xưa kia là Đại học Đông Dương sẽ nổi bật với các cụm hoạt động: “Pavilion Rồng rắn lên mây” và “Cảm thức Đông Dương”.
Sự giao thoa hội tụ của 12 ngành công nghiệp văn hoá và sự đồng hành của các nghệ sĩ còn được thể hiện qua các hội thảo bàn về xu hướng và tầm nhìn sáng tạo. Nghị quyết 09 của Thành ủy Hà Nội đặt ra mục tiêu phát triển toàn diện ngành công nghiệp văn hóa, định vị thương hiệu "Thành phố sáng tạo" của UNESCO, thì lễ hội là một minh chứng mạnh mẽ giúp hiện thực hóa mục tiêu đưa công nghiệp văn hoá trở thành mũi nhọn phát triển của Thủ đô.
Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo”, lần đầu tiên tổ chức thí điểm dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Thủ đô.
Sáng ngày 5/11, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin về Festival hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 và quảng bá, thu hút đầu tư trên lĩnh vực du lịch, dịch vụ.
Trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc, hàng nghìn du khách đã đổ về để chiêm ngưỡng những nét đẹp văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số.
Dù công việc khá vất vả, nhưng xưởng làm dao kéo của người thợ Hòe Thị (quận Nam Từ Liêm) vẫn luôn đỏ lửa lò mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội.
Tại Nhà triển lãm Hội Mỹ thuật Việt Nam, số 16 Ngô Quyền, Hà Nội đang diễn ra Triển lãm “Hành trình sống và yêu - 2024” của của nhà giáo, họa sĩ Nguyễn Thị Thúy Hường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai).
Trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội thảo “Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc – khơi nguồn và phát triển”.
0