20 năm những con phố đi bộ Hà Nội
Bạn đã bao giờ tự hỏi điều gì làm nên sức sống đặc biệt của Phố cổ Hà Nội, nơi mà từng góc phố, từng con đường đều ẩn chứa những câu chuyện không lời? Hay làm sao một không gian phố đi bộ giữa lòng đô thị hiện đại lại trở thành nơi hội tụ văn hóa và kết nối cộng đồng?
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Phố cổ được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia và 20 năm phố đi bộ Hồ Gươm ra đời, hãy cùng chúng tôi khám phá hành trình đầy tự hào này, nhìn lại những giá trị đã được bảo tồn, những đổi thay đáng kinh ngạc và cả những câu chuyện tiếp nối từ quá khứ đến hiện tại.
Hoạt động văn hóa nghệ thuật tại phố đi bộ
Là một người con của Hà Nội, vào mỗi dịp cuối tuần, chị Nguyễn Thị Hồng Ánh (Thụy Khuê, Tây Hồ) lựa chọn cùng cả gia đình đến phố đi bộ để thưởng thức không gian âm nhạc truyền thống.
Chị Hồng Ánh chia sẻ: "Không gian khu phố thu nhỏ này không thu phí là một loại hình rất mở để cho tất cả những người Việt chúng ta có thể thưởng thức được văn hóa, âm nhạc truyền thống của dân tộc. Các bài chầu văn hay những bài ca trù cất lên khiến mình cảm thấy lòng thêm tình yêu quê hương đất nước hơn và mình rất tự hào về những giai điệu dân ca của Việt Nam".
Không chỉ tu hút du khách trong nước, những buổi biểu diễn âm nhạc truyền thống trên không gian phố đi bộ còn nhận được sự đón nhận của du khách nước ngoài. Nhiều du khách đã phải dừng nán lại thưởng thức, chìm đắm trong những giai điệu cổ.
Chị Hamutal Cohan, du khách quốc tịch Israel bày tỏ: “Tôi rất thích nghe những giai điệu này. Dù không thể hiểu hết nhưng tôi vẫn vô cùng thích thú khi đắm chìm vào không gian âm nhạc nơi đây. Nếu có cơ hội thì tôi chắc chắn vẫn sẽ quay lại để thưởng thức nó một lần nữa”.
Bà Đặng Thị Bích Nga - CLB Ca nhạc Truyền thống UNESCO thành phố Hà Nội cho biết: "Chúng tôi là những người bảo tồn và phát triển nghệ thuật truyền thống của Việt Nam. Chúng tôi sẽ biểu diễn những tiết mục như: hát xẩm, hát văn, hát chèo, hát quan họ,... Tất cả các vị khách có dịp xem chúng tôi biểu diễn hoàn toàn không phải trả chi phí gì".
Những chương trình âm nhạc tại không gian phố đi bộ như thế này sẽ góp phần lan tỏa vẻ đẹp truyền thống và gìn giữ những di sản của phố cổ Hà Nội, nhằm thực hiện Chương trình 06 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025".
Những không gian phố đi bộ mới lần lượt ra đời
Những không gian đi bộ mới lần lượt ra đời, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa của Thủ đô và phản ánh một Hà Nội đa dạng, năng động. Mỗi tuyến phố đi bộ mang một sắc thái riêng, không chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí, thư giãn của người dân mà còn trở thành những điểm nhấn văn hóa, lịch sử, góp phần quảng bá hình ảnh Hà Nội đến với du khách trong và ngoài nước.
Phố đi bộ quanh Thành cổ Sơn Tây, ra mắt từ ngày 30/4/2022, mang nét đặc trưng cổ kính và đậm chất văn hóa truyền thống. Hoạt động vào tối thứ Bảy hàng tuần, nơi đây nổi bật với các trò chơi dân gian như nặn tò he, viết thư pháp, nhảy sạp, kéo co, cùng những gian hàng ẩm thực đường phố, sản phẩm OCOP và hàng lưu niệm. Không gian này không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp của di tích lịch sử mà còn bởi những trải nghiệm văn hóa gần gũi, chân thật.
Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12/2022, tuyến phố Trần Nhân Tông kết nối hồ Thiền Quang với Công viên Thống Nhất tạo thành một không gian chỉnh thể hoàn hảo. Với mục tiêu phát huy giá trị văn hóa lịch sử khu vực và kích cầu kinh tế, tuyến phố không chỉ là điểm vui chơi giải trí mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mô hình kinh tế đêm. Không gian này đem đến sự gắn kết cộng đồng và cộng hưởng giá trị giữa các khu vực xung quanh.
Cũng vào tháng 12/2022, không gian phố đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã (quận Ba Đình) chính thức mở cửa, tập trung khai thác nét đặc trưng về ẩm thực đêm. Du khách đến đây có thể thưởng thức những món ăn nổi tiếng như phở cuốn, đồ nướng, lẩu và nhâm nhi cà phê bên hồ Trúc Bạch thơ mộng. Bên cạnh đó, khu phố còn tổ chức các hoạt động chợ hàng hóa, sản phẩm OCOP và chương trình văn hóa nghệ thuật, làm sống dậy bầu không khí rộn ràng, sôi động mỗi dịp cuối tuần.
Mới đây nhất, phố đi bộ Ngọc Khánh (quận Ba Đình) được khai trương nhân dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô. Khu vực này được cải tạo với sự chú trọng đặc biệt đến các chi tiết gợi nhớ về Giảng Võ trường - nơi luyện tập võ thuật và giảng dạy binh pháp thời phong kiến. Sự kết hợp hài hòa giữa lịch sử và hiện đại mang lại cho phố đi bộ Ngọc Khánh một sức hút riêng, giúp hồi sinh giá trị truyền thống của vùng đất giàu di sản này.
Ông Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho biết: "Những năm qua, được sự quan tâm của thành phố, Hà Nội đã mở rộng ra được nhiều tuyến phố đi bộ, trở thành các không gian đi bộ thu hút đông đảo người dân. Những không gian đi bộ này đang hoạt động tốt, tích cực phục vụ các hoạt động thương mại du lịch trên địa bàn thành phố. Hiện nay, các tuyến phố vào dịp cuối tuần thu hút từ 5000 - 10.000 lượt du khách; đặc biệt trong dịp lễ Tết hay các sự kiện lớn, con số du khách có thể tăng từ 5-6 lần. Các tuyến phố đi bộ cũng mở ra các hoạt động thương mại dịch vụ khác như ẩm thực, mua sắm, vui chơi giải trí".
Sự ra đời của các tuyến phố đi bộ không chỉ là bước phát triển về hạ tầng đô thị mà còn khẳng định nỗ lực gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô Hà Nội. Đây là những không gian sống động, nơi truyền thống và hiện đại giao thoa, tạo điều kiện để cộng đồng gắn kết và mang đến cho Hà Nội sức hấp dẫn mới mẻ trong mắt người dân lẫn du khách gần xa.
Trưa ngày 23/11, một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra tại một nhà xưởng sản xuất tại phường An Tây, thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Ngọn lửa lớn bốc lên khiến nhiều người hoảng sợ.
Liên quan đến vụ việc nhóm học sinh vi phạm luật giao thông trên đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân) xảy ra vào sáng ngày 20/11, Đội Cảnh sát Giao thông số 7 - Phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội cho biết, đơn vị đã có buổi làm việc với Ban Giám hiệu nhà trường cùng phụ huynh và các em học sinh vi phạm.
Phòng Cảnh sát Kinh tế - Công an thành phố Hà Nội vừa bắt giữ một tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng. Đối tượng "cát tặc" đã chống đối, lẩn trốn bằng cách nhảy xuống sông khi bị kiểm tra.
Sau một tháng ra quân (từ ngày 15/10 - 14/11), các Tổ công tác 141 - Công an thành phố đã phát hiện 83 vụ việc, 93 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự, bàn giao cho các đơn vị chức năng điều tra, giải quyết theo quy định.
Với 87,89% số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Sáng 23/11, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập. Đây là đoàn luật sư được thành lập sớm nhất trong cả nước và đã luôn đồng hành cùng Thủ đô trong suốt quá trình xây dựng và phát triển.
0