2.000 tỷ đồng nâng cấp đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng

Để đảm bảo an toàn chạy tàu và nâng cao năng lực thông quan, năng lực chuyên chở, tăng cường vận tải liên vận quốc tế với Trung Quốc và châu Âu, Cục Đường sắt Việt Nam đề xuất bố trí hơn 2.000 tỷ đồng để nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng.

Tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng có tổng chiều dài 167km, được xây dựng và đưa vào khai thác từ năm 1970. Trên tuyến có tổng số 60 cầu, bao gồm 1 cầu đặc biệt lớn, 4 cầu lớn, 9 cầu trung và 46 cầu nhỏ. Trong đó, cầu Long Biên hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, cần sớm cải tạo sửa chữa để đảm bảo an toàn chạy tàu; các cầu còn lại cơ bản đáp ứng được yêu cầu khai thác.

Tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng có tổng chiều dài 167km, được xây dựng và đưa vào khai thác từ năm 1970.

Bên cạnh đó, trên tuyến còn có 8 hầm với tổng chiều dài 1.992m, được thiết kế với đường ray cũ, tà vẹt bê tông thường, nên cần được đầu tư, thay thế nhằm đáp ứng tốc độ khai thác và nhu cầu vận tải ngày càng tăng của tuyến.

Trước thực tế này, Cục Đường sắt Việt Nam đề xuất lập dự án Cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng. Dự án sẽ đầu tư các hạng mục như: Nâng cấp, cải tạo kiến trúc tầng trên; cải tạo cục bộ bình diện, nâng bán kính đường cong tại các điểm nghẽn về vận tải, đảm bảo an toàn chạy tàu; gia cố cải tạo cống, hệ thống thoát nước và nền đường yếu.

Theo Cục Đường sắt Việt Nam, tổng mức đầu tư dự kiến 2.238 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2031.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tính đến sáng 16/9, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5,98 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng bị ảnh hưởng do bão và lũ lụt.

Khoảng sáng 17/9, áp thấp nhiệt đới đi vào Biển Đông và ngày 18/9 mạnh lên thành bão (bão số 4) với sức gió mạnh cấp 8 khi di chuyển đến vùng biển giữa Biển Đông (khu vực Hoàng Sa).

Tối 16/9, tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, xảy ra vụ sập cầu chui đang thi công thuộc dự án đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang.

Nằm trong vùng tâm bão đi qua, nhưng các nhà máy sản xuất công nghiệp trọng điểm trong các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh vẫn ổn định sản xuất trong và sau bão số 3.

Sau khi nước rút, nhiều người dân sống tại các khu vực ngập lụt do nước sông Hồng dâng cao, phải di dời, đã trở về và bắt tay vào dọn dẹp, đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Trước những mất mát to lớn vì cơn bão số 3 gây ra, Đài Hà Nội kêu gọi cán bộ, nhân viên ủng hộ để cùng bà con các vùng bão lũ khắc phục hậu quả.