24/03 Ngày thế giới phòng chống Lao

“Đúng! Việt Nam có thể chấm dứt bệnh lao” là chủ đề của Ngày Thế giới phòng chống Lao vừa được Sở Y tế và Bệnh viện Phổi Hà Nội tổ chức mít tinh hưởng ứng trong năm 2024.

Mỗi năm, chương trình chống lao của Hà Nội thu nhận khoảng hơn 4.000 bệnh nhân lao nhạy cảm. Trong năm 2023, Bệnh viện Phổi Hà Nội đã khám sàng lọc, phát hiện, thu nhận các bệnh nhân lao kháng thuốc. Số người mắc bệnh lao được tư vấn xét nghiệm HIV tới gần 4.000 người, chiếm tỷ lệ 97,1%, số người mắc lao/HIV khoảng 103 người, chiếm tỷ lệ 2.6%, số người được điều trị cả lao và ARV là khoảng 100 người, chiếm tỷ lệ 97,3%.

Sở Y tế và Bệnh viện Phổi Hà Nội tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống Lao

Bệnh viện Phổi Hà Nội cũng đã và đang tổ chức lồng ghép tầm soát các bệnh phổi, tăng huyết áp, đái tháo đường. Năm 2024, Hà Nội phấn đấu giảm nhanh tỷ lệ mắc bệnh mới, giảm số người mắc lao trong cộng đồng xuống dưới 45 người/100.000 dân; giảm tỷ lệ tử vong do lao xuống dưới 4 người/100.000 người dân. Cùng với đó, Thành phố tiếp tục duy trì mạng lưới phòng chống bệnh lao từ tuyến Thành phố đến quận, huyện và 100% xã, phường, thị trấn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận điều trị một bé gái 2 tháng tuổi, trú tại Thanh Sơn, Phú Thọ, bị ho gà với diễn biến nặng.

Bộ Y tế vừa có Công văn gửi các bệnh viện về việc chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng - an toàn người bệnh, khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa.

Liên tục từ đầu năm đến nay, nhiều cơ sở y tế tiếp nhận bệnh nhân mắc bệnh sốt rét đều có tiền sử trở về từ các quốc gia châu Phi. Điều này cho thấy nguy cơ sốt rét quay trở lại Việt Nam vẫn hiện hữu.

Sau khi tiếp nhận 13.000 liều vaccine "5 trong 1" từ Chương trình Tiêm chủng mở rộng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM đã phân bổ vaccine này về toàn bộ 22 trung tâm y tế quận, huyện và TP. Thủ Đức, sẵn sàng triển khai tiêm chủng cho trẻ em.

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đề nghị tổ chức bán thuốc ban đêm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên; không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc và tăng giá đột biến vào dịp nghỉ lễ kéo dài và khi bùng phát dịch bệnh.

Khoảng 30-40% người Việt mắc căn bệnh trĩ. Trong số các lý do dẫn đến tình trạng này có nguyên nhân ngồi lâu, sử dụng điện thoại liên tục nhiều giờ.