30.000 cửa hàng ăn uống đóng cửa

Báo cáo thị trường nửa đầu năm của iPOS cho biết ít nhất 30.000 cửa hàng F&B đóng cửa khi chi tiêu của thực khách biến động.

Báo cáo thị trường nửa đầu năm của iPOS - nền tảng cung cấp giải pháp quản lý cho hơn 100 nghìn doanh nghiệp nhà hàng và quán cà phê - thống kê ít nhất 30.000 cửa hàng F&B đóng cửa trong 6 tháng đầu năm, khi chi tiêu của thực khách biến động.

Tỷ lệ người Việt chi tiêu trên 100 nghìn đồng/ly cà phê đã giảm từ 6% năm trước xuống chỉ còn 1,7%.

30.000 cửa hàng ăn uống đóng cửa nửa đầu năm

Báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực của iPos.vn cho thấy, đến tháng 7/2024, cả nước có khoảng 304.700 cửa hàng kinh doanh ngành hàng ăn uống, giảm gần 4% so với cùng kỳ năm trước, tương đương 30 nghìn cửa hàng đã đóng cửa trong nửa năm.

Số cửa hàng F&B chia tay thị trường phần lớn ở Tp. HCM. Số lượng cửa hàng đóng cửa chiếm gần 6% tổng số cửa hàng toàn thành phố.

Ngược lại, khu vực Hà Nội, số cửa hàng F&B lại tăng nhẹ khoảng 0,1%. Hầu hết doanh nghiệp báo cáo giảm doanh thu, đặc biệt giảm mạnh trong quý 2.

F&B là từ viết tắt tiếng Anh của các cửa hàng có phục vụ đồ ăn và thức uống.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ cuối tháng 9, từ khoá Temu được tìm kiếm rất nhiều trên các kho ứng dụng với nhiều mặt hàng được quảng cáo có mức giá rẻ đến khó tin. Tuy nhiên sự bùng nổ của sàn thương mại điện tử này đang đặt ra những thách thức lớn đối với Việt Nam.

Tính đến ngày 26/10/2024, có 642 doanh nghiệp niêm yết (đại diện 31,7% vốn hóa toàn thị trường) đã công bố kết quả kinh doanh quý III, bao gồm 10/27 ngân hàng, 31/35 công ty chứng khoán và 594/1483 doanh nghiệp phi tài chính.

Năm 2024, xuất khẩu các mặt hàng của ngành nông nghiệp có thể sẽ đạt con số kỷ lục lịch sử 60 - 61 tỷ USD. Đây là thông tin do Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cung cấp khi trả lời báo chí.

Bên lề phiên họp tổ Quốc hội sáng ngày 26/10, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có những thông tin tới báo chí xoay quanh vấn đề thu thuế đối với sàn giao dịch điện tử, trong đó có Temu.

Theo Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu có 2 đến 3 ngân hàng thương mại nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất châu Á. Tuy nhiên, hiện tại, điều này vẫn chưa thể hiện thực hóa, lý do thì nhiều nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là bài toán tăng vốn điều lệ.

Vừa xuất hiện tại Việt Nam từ cuối tháng 9 nhưng nền tảng bán lẻ trực tuyến Temu đã hấp dẫn người mua bằng chiến lược bán hàng giá rẻ và miễn phí ship hoàn toàn. Tuy nhiên, hiện nay thông tin chưa rõ ràng về pháp lý của Temu và cách thức bảo mật thông tin chưa được chứng thực kéo theo những rủi ro tiềm ẩn.