5 nhiệm vụ cấp bách để bước vào kỷ nguyên phát triển
Dự buổi tiếp xúc cử tri có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Duy Ngọc; Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh; Chủ tịch HĐND thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn; các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy; đại diện một số sở, ngành cùng lãnh đạo, cử tri 3 quận.
Đây là lần đầu tiên Tổng Bí thư Tô Lâm tham gia tiếp xúc cử tri Hà Nội với tư cách là đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội.
Cử tri bày tỏ những chủ trương, quyết sách gần đây của Đảng và Nhà nước rất hợp lòng dân, nhất là sau những thông điệp của Tổng Bí thư thì cả hệ thống chính trị đều chuyển động, bắt tay vào triển khai thực hiện với tinh thần “nói là làm”; trong đó thành phố Hà Nội đã vào cuộc rất nhanh, cho thấy tinh thần gương mẫu, đi đầu.
Về công tác chống lãng phí, cử tri kiến nghị Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ mạnh tay xử lý các dự án và quy hoạch treo nhiều năm đang gây ra những hệ lụy ảnh hưởng lớn đến sự phát triển, làm thất thoát tài sản nhà nước, tài nguyên quốc gia, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
Cử tri mong muốn Hà Nội sẽ đi đầu có cuộc tổng rà soát, thống kê để khắc phục cùng với quản lý trật tự và môi trường đô thị.
Sau khi lắng nghe các ý kiến phát biểu của cử tri, phát biểu tại cuộc tiếp xúc, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của cử tri; đồng thời khẳng định sẽ cố gắng hết sức mình, hoàn thành thật tốt nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân Thủ đô, để xứng đáng với kỳ vọng mà cử tri tin tưởng.
Tổng Bí thư chỉ rõ, chúng ta phải nỗ lực, phải cố gắng nhiều hơn nữa để đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu, để đời sống người dân ấm no hơn, yên vui hơn, hạnh phúc hơn. Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên thịnh vượng, Ban Chấp hành Trung ương đã vạch ra 5 nhiệm vụ cấp bách: (1) Tăng cường vai trò lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; (2) Tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; (3) Tháo gỡ những điểm nghẽn thể chế, phát triển, đẩy mạnh các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nhằm nâng cao đời sống của nhân dân; (4) Tăng cường chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; (5) Tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
"Những việc này đang được tiến hành khẩn trương, mạnh mẽ, triệt để, khoa học, nhân văn, làm để sớm xây dựng đất nước Việt Nam XHCN dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, phồn vinh, hạnh phúc. Và tôi biết rằng nhân dân đang rất ủng hộ, rất trông đợi, rất hy vọng và đã sẵn sàng hưởng ứng. Ban chấp hành Trung ương nhất định sẽ không phụ lòng mong mỏi, tin tưởng của nhân dân", Tổng Bí thư nói.
Đối với Hà Nội, Tổng Bí thư đã phân tích những việc cần làm, những vấn đề đặt ra cần giải quyết, làm sao để Hà Nội giữ nét thanh lịch, văn minh, văn hiến từ ngàn xưa để lại trong bối cảnh xã hội phát triển như hiện nay.
Với việc Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua với những cơ chế vượt trội để phát triển Thủ đô, Tổng Bí thư tin tưởng rằng với những điều kiện mới, cơ chế mới, quyết tâm mới, lãnh đạo thành phố cùng nhân dân Thủ đô sẽ thực hiện khát vọng xây dựng thủ đô Hà Nội thanh lịch, văn minh, hòa bình, hiện đại, phát triển và là trái tim của cả nước.
Khi kết thúc mô hình tổng cục, Bộ Công Thương sẽ chuyển giao Cục Quản lý thị trường về UBND các tỉnh, thành phố quản lý, đồng thời kiến nghị thành lập các Chi cục quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương.
Chiều 8/1, tại xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, Binh chủng Hóa học phối hợp với Quân khu 1, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Binh chủng Thông tin liên lạc, tổ chức diễn tập phòng thủ dân sự ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia năm 2024.
Hà Nội đề xuất Thủ tướng cho xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào Tô Lịch, tổng đầu tư khoảng 550 tỷ đồng bằng ngân sách của thành phố.
Chuyển đổi xe buýt xanh và nâng cao chất lượng dịch vụ là hai nhiệm vụ trọng tâm mà Tổng công ty vận tải Hà Nội được UBND thành phố giao tại buổi tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai kế hoạch công tác năm 2025.
Trong khuôn khổ của Hội thảo “Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng - TOD’’, sáng 8/1, Đại sứ quán Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam và Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trên lĩnh vực đường sắt đô thị.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sáng 8/1, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn yêu cầu ngành giao thông vận tải Thủ đô cần tập trung giải quyết nạn ùn tắc giao thông, triển khai đề án giao thông thông minh và đề xuất cơ chế phát triển đường sắt đô thị.
0