5000 học sinh THPT Hà Nội được sàng lọc Thalassemia

5000 học sinh THPT của Hà Nội vừa được sàng lọc Thalassemia - bệnh tan máu bẩm sinh. Việc sàng lọc tan máu bẩm sinh cho học sinh ở lứa tuổi này sẽ là tấm bảo hiểm an toàn dành cho các em trong tương lai, đồng thời cải thiện chất lượng dân số chung trong cộng đồng.

Buổi khám sàng lọc và tư vấn miễn phí bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia cho học sinh trường THPT Thạch Thất diễn ra với không khí phấn khởi và chuyên nghiệp. Từ năm 2016 tới nay, để phòng bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số, Chi cục Dân số Hà Nội đã dành nguồn kinh phí để triển khai nhiều biện pháp, đặc biệt, tập trung vào các huyện miền núi, có nhiều đồng bảo dân tộc thiểu số sinh sống.

Ông Vũ Duy Hưng - Chi Cục trưởng Chi cục Dân số Hà Nội, cho biết: "Như là Thạch Thất, Quốc Oai, Ba Vì, Mỹ Đức là những nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Đối với những cháu có nghi ngờ sẽ được xét nghiệm chuyên sâu, sau đó tư vấn cụ thể để gia đình đưa đi điều trị cũng như có tư vấn trong việc kết hôn của các cháu".

Bệnh tan máu bẩm sinh là một bệnh di truyền - bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính. Theo thống kê, nếu hai vợ chồng cùng mang gen bệnh tan máu bẩm sinh, mỗi lần sinh con có 25% khả năng con bị bệnh, 50% khả năng con mang gen bệnh. Hiện Việt Nam có hơn 10 triệu người mang gen bệnh Thalassemia. Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh, trong đó có khoảng 2.000 trẻ bị bệnh mức độ nặng, cần được điều trị cả đời.

Căn bệnh này không chỉ tạo áp lực nặng nề lên ngân hàng máu mà còn tạo gánh nặng về chi phí xã hội. Ước tính chi phí điều trị trung bình cho một bệnh nhân thể nặng từ khi sinh ra tới 30 tuổi hết khoảng 3 tỷ đồng. Việc sàng lọc tan máu bẩm sinh cho học sinh ở lứa tuổi từ lớp 10 đến lớp 12 sẽ giúp cải thiện chất lượng dân số chung trong cộng đồng.

Em Nguyễn Thùy Dung, học sinh lớp 10A8 Trường THPT Thạch Thất, huyện Thạch Thất, chia sẻ đã được nhìn thấy nhiều ca bệnh tan máu bẩm sinh và rất thương các bạn; đồng thời em cũng nhận thấy bản thân mình may mắn vì được sàng lọc và xét nghiệm từ sớm.

Bác sĩ Ngô Mạnh Quân - Bệnh viện Medlatec, cho biết: "Khi học hết các năm phổ thông, các bạn được nhận một chứng chỉ tốt nghiệp, thêm một chứng chỉ nữa về sức khoẻ của mình là đã được sàng lọc, tầm soát bệnh tan máu bẩm sinh. Nếu các bạn không mang gen thì hoàn toàn yên tâm, hoặc nếu có mang gen thì cũng biết để chủ động đón sẵn sàng cho tương lai của mình, sẵn sàng tư vấn trước hôn nhân để thế hệ tiếp theo của mình sẽ như thế nào là tốt. Ở các nước phát triển, họ làm việc này từ rất lâu rồi. Làm sao tiến tới là với tuổi trẻ thì có được hôn nhân bền vững khi có biết được nhiều nhất thông tin về sức khoẻ của mình".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Báo cáo của Ban Thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho thấy, tính đến hết tháng 10, tình hình sử dụng chi phí khám chữa bệnh BHYT toàn quốc tăng cao so với cùng kỳ năm 2023.

5h sau khi mổ một con lợn chết không rõ nguyên nhân, một người đàn ông đã phải nhập viện cấp cứu với triệu chứng sốt rét, đau bụng, nôn nhiều, sau đó chuyển sang tình trạng phù toàn thân, suy đa phủ tạng. Các bác sĩ chuẩn đoán bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn do liên cầu lợn.

Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024 và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS, Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội vừa tổ chức chương trình truyền thông hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024.

Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội đã tiếp nhận cuộc điện thoại thông báo một bệnh nhân cần cấp cứu tại sân tập pickleball (địa chỉ tại Cầu Giấy, Hà Nội) vào tối hôm qua 2/12.

Y học cổ truyền nước ta đã có từ hàng nghìn năm, nhưng chưa có sự phát triển xứng tầm. Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ hóa sinh, nhiều chuyên gia đang kỳ vọng công nghệ sẽ giúp cho nền y học cổ được gìn giữ và lưu truyền.

Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000 ca đột quỵ, trong đó tỷ lệ người trẻ mắc bệnh ngày càng gia tăng, chiếm từ 10 - 15% tổng số ca.