550 tỷ đồng bổ cập nước cho sông Tô Lịch

UBND TP Hà Nội vừa báo cáo Thủ tướng xem xét, chấp thuận cho phép Hà Nội xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch. Dự kiến, kinh phí triển khai dự án khoảng 550 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách thành phố.

Phương án được đề xuất sẽ là xây dựng tuyến ống đường kính 1,2m, dài khoảng 5,3 km, lấy nước từ sông Hồng, xuyên qua đê, chạy dọc đường Võ Chí Công và đổ trực tiếp vào sông Tô Lịch tại nút giao Hoàng Quốc Việt. Đồng thời, trên tuyến có bố trí đầu chờ để đưa nước vào hồ Đầm Bảy xử lý trước khi xả vào hồ Tây. Đây được cho là phương án tối ưu nhất sau khi cân nhắc và lựa chọn.

Để bổ trợ, thành phố sẽ phải xây dựng trạm bơm công suất 3 - 5 m³/s ngoài bãi sông Hồng tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ. Tại đoạn xuyên qua đê sẽ đào mở, xây dựng cống hộp, lắp đặt hai đường ống để dự phòng.

Đồng thời, thành phố sẽ nghiên cứu đặt thêm ba đập dâng tại Cống Mọc, Cầu Dậu và trước ngã ba sông Tô Lịch – sông Kim Ngưu để duy trì mực nước, tạo cảnh quan cho dòng sông. Ủng hộ phương án đi tuyến ống dọc đường Võ Chí Công, song các chuyên gia cũng đề xuất thành phố cân nhắc tăng công suất lưu lượng dòng chảy từ 3 m³ lên 5 m³/s.

GS.TS Trần Đức Hạ - Viện trưởng Viện nghiên cứu cấp thoát nước và môi trường cho hay: "Trạm bơm chúng ta đã xây dựng công suất 5 m³/s rồi thì tuyến ống cũng nên truyền tải được công suất 5 m³/s thay vì 3 m³/s và xây thêm ba đập tràn như hiện nay. Đằng nào cũng mất công làm một lần và khoan kích ngầm tuyến ống".

Tuy nhiên, theo Sở Xây dựng, với yêu cầu dự án phải thi công nhanh, hoàn thành trước tháng 9 năm nay, với chi phí hợp lý, nên phương án bổ cập nước vào sông với lưu lượng 3 m³/s hiện tại đã được thành phố tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng.

Với chiều dài gần 14 km, Tô Lịch là một trong bốn con sông thoát nước chính trong nội đô, nhiều năm qua bị ô nhiễm. Từ đầu tháng 12/2024, Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá đi vào hoạt động, một phần nước thải gây ô nhiễm đã được thu gom. Tuy nhiên, nước thải sau xử lý không cấp trở lại mà đổ ra cuối nguồn nên sông Tô Lịch bị hụt nước, cần thiết phải có dự án bổ cập nước cho sông.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cứ mỗi dịp cuối năm, cận Tết Nguyên đán, dịch vụ đổi tiền lẻ lại trở nên rầm rộ hơn trên mạng xã hội, mặc dù đây là hành vi vi phạm pháp luật và đã bị cấm nhưng các đối tượng cho đổi tiền lẻ mất phí vẫn có nhiều chiêu trò để lách luật, hoạt động bí mật hơn.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong năm 2024, lực lượng đã ngăn chặn ít nhất 2,3 tấn ma túy đưa vào Việt Nam qua cửa ngõ xuất nhập cảnh và xuất nhập khẩu hàng hóa.

Theo Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Công an thành phố Hà Nội, hiện nay trên mạng xã hội nổi lên trào lưu xé “túi mù” trúng thưởng, có dấu hiệu của hoạt động cờ bạc và tổ chức cờ bạc trá hình.

Sau bốn ngày Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM xem xét kháng cáo của ông Đặng Việt Hà, Trần Kỳ Hình về tội "Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", phiên tòa đã kết thúc phần thẩm vấn, chuyển qua tranh luận.

Sau ba ngày xét xử bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân và đồng phạm, chiều 9/1, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình bước vào phần nghị án. Tại tòa, ông Lưu Bình Nhưỡng đã thừa nhận việc nhận tiền là sai phạm, rất ăn năn hối hận.

UBND TP Hà Nội vừa báo cáo Thủ tướng xem xét, chấp thuận cho phép Hà Nội xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch. Dự kiến, kinh phí triển khai dự án khoảng 550 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách thành phố.